Thứ Ba, 14 tháng 10, 2014

Vì sao nên du lịch Canada trước khi quyết định du học?

Trước khi quyết định nơi nào sẽ là điểm đến du học của mình, bạn nên tìm hiểu kỹ về quốc gia, ngôn ngữ, con người, nếp sống, thời tiết, phong tục tập quán…




Không ít du học sinh đã lựa chọn hình thức du lịch trước khi du học Canada. Vì để tìm hiểu về một miền đất mới, không gì hiệu quả bằng việc bạn được trải nghiệm cuộc sống của người dân bản địa.

Đây chính là những yếu tố giúp bạn có thể tự đánh giá liệu mình có phù hợp với miền đất đó, để không quá “sốc” khi chính thức đặt chân lên “đất lạ, quê người”. Dưới đây là 8 lý do khiến các lưu học sinh Canada thường quyết định du lịch khám phá đất nước này trước khi quyết định du học.

1. Tìm hiểu ngôn ngữ bản địa

Để hòa nhập và giao tiếp được với môi trường mới, việc đầu tiên bạn nên tìm hiểu là ngôn ngữ bản địa. Đây là yếu tố quan trọng để bạn có sự chuẩn bị về ngôn ngữ trước khi quyết định việc du học của mình.

Tại Canada, hai ngôn ngữ chính thức đang được sử dụng là tiếng Anh và tiếng Pháp. Trong đó, số người nói tiếng Anh chiếm khoảng 60%, còn tiếng Pháp là 22%. Đại đa số người nói tiếng Pháp tại Canada sinh sống tại các tỉnh bang là Quebec, Ontario, News Brunswick và Manitoba.


2. Tập sống xa gia đình, người thân

Đối với không ít bạn trẻ, thật không dễ dàng gì khi đang sống trong vòng tay ba mẹ nay phải rời xa quê hương đến học tập tại một đất nước hoàn toàn xa lạ.

Do đó, đi du lịch cũng là dịp để bạn làm quen với cuộc sống xa gia đình, người thân. Ngoài ra, mỗi chuyến đi còn là cơ hội để bạn tìm kiếm những người bạn mới. Điều này cũng rất quan trọng khi bạn học tập lâu dài ở một quốc gia nào đó.

3. Khảo sát giá cả sinh hoạt và cơ hội làm thêm của sinh viên quốc tế

Phần lớn du học sinh đều nghĩ đến việc làm thêm khi đi du học Canada để kiếm tiền chi trả cho việc học tập cũng như sinh hoạt. Tuy nhiên, không phải du học sinh nào cũng được làm thêm. Vì vậy, đi du lịch là cơ hội để bạn tìm hiểu xem tại đất nước bạn sẽ du học có được phép làm thêm hay không. Nếu được, trước khi làm bất cứ công việc gì bạn nên biết về phương tiện đi lại khi làm việc, thời gian làm việc để tránh ảnh hưởng đến việc học tập.

Khi bạn sắp xếp được thời gian hợp lý, bạn sẽ có những trải nghiệm tuyệt vời nơi xứ người. Điều không kém phần quan trọng nữa là chi phí sinh hoạt cho sinh viên quốc tế ở quốc gia đó như thế nào. Hiện ở Canada mức chi phí theo nhu cầu của từng sinh viên vào khoảng 700 – 1.000 CAD/tháng. Chi phí này bao gồm chổ ở, các bữa ăn, giặt ủi, điện thọai, giải trí, đi lại…

4. Trải nghiệm các nét đặc trưng của văn hóa bản địa

Canada là một đất nước đa văn hóa, đa sắc tộc và luôn có các chính sách nhằm duy trì và thúc đẩy sự đa dạng này. Ở Quebec, bản sắc văn hóa thể hiện rất rõ rệt và sâu sắc ở cộng đồng người dân nói tiếng Pháp để phân biệt với văn hóa Canada của những người nói tiếng Anh. Nhưng toàn bộ đất nước Canada lại là một bức tranh văn hóa hoàn chỉnh - một tập hợp các tôn giáo, tín ngưỡng và các tiểu văn hóa dân tộc.

5. Tìm hiểu sự đa dạng, phong phú về ẩm thực

Tại Canada, bạn sẽ dễ dàng tìm được các món ăn đặc trưng của các quốc gia như Pháp, Nhật, Trung Quốc và cả Việt Nam, tại các chợ, siêu thị, nhà hàng. Điều này sẽ giúp bạn vơi bớt nỗi nhớ nhà trong những ngày đầu tới đây.

Không chỉ có vậy, du học Canada còn rất nổi tiếng với nhiều món ăn hảo hạng như: Siro cây lá phong, Rượu vang đá, Dầu hạt cải,Tôm hùm, Ốc vòi voi, Bánh mỳ vòng Bagel, Kẹo bơ cứng, Tu hài, Bào ngư… Bạn đừng bỏ lỡ cơ hội thưởng thức nhé.

6. Làm quen với thời tiết

Canada được biết đến nhiều bởi khí hậu lạnh và băng tuyết, nhưng trên thực tế khí hậu của Canada cũng khá đa dạng như chính phong cảnh ở Canada. Về cơ bản, Canada có bốn mùa rõ rệt. Nhiệt độ mùa hè vào ban ngày có thể lên tới 35˚C và cao hơn, nhưng vào mùa đông nhiệt độ có thể giảm xuống -25˚C.

Mùa xuân là mùa dễ chịu nhất tại Canada. Còn mùa thu thời tiết lạnh và khô, lá cây thường chuyển sang màu cam và đỏ, tạo nên phong cảnh vô cùng ấn tượng. Tuy nhiên, với hệ thống cơ sở hạ tầng được trang bị lò sưởi từ nhà riêng đến trường học, công sở và giao thông công cộng, nên người dân Canada vẫn có thể hoạt động bình thường khi nhiệt độ hạ xuống thấp.

7. Tham khảo về điều kiện ăn ở

Có khá nhiều hình thức lưu trú đối với lưu học sinh tại Canada như ở ký túc xá, thuê trọ ngoài hay homestay. Hiện hình thức homestay được khá nhiều học sinh lựa chọn bởi đây là cách tuyệt vời để các bạn nhanh chóng hội nhập vào cuộc sống mới… Khi ở homestay, bạn sẽ có cơ hội được luyện tiếng Anh (hoặc tiếng Pháp), ăn uống cùng chủ nhà và tham gia các hoạt động cùng người dân bản địa. Nếu bạn có khó khăn gì, những người dân thân thiện này sẽ rất nhiệt tình giúp đỡ bạn.

8. Khảo sát hệ thống giao thông

Hiện có một số hãng hàng không như Cathay Pacific, Eva, Korea... đang bán vé máy bay từ Việt Nam sang Canada. Hành trình bay khoảng 10 tiếng. Do vậy, bạn sẽ không phải quá lo lắng về việc đi lại của mình.

Mạng lưới xe bus ở quốc gia du hoc Canada cũng rất rộng khắp và có giá cả rẻ hơn dịch vụ tàu hỏa. Ngoài ra, ở Canada xe đạp là phương tiện được sử dụng khá nhiều để đi từ quận này sang quận khác vừa để ngắm cảnh, vừa giải trí.

Như vậy, không chỉ có được một chuyến du lịch đầy thú vị tại quốc gia Bắc Mỹ này, bạn còn thu thập được rất nhiều thông tin cần thiết cho quyết định du học của mình. Đây là quyết định rất quan trọng đối với tương lai và sự nghiệp của bạn, vì vậy, bạn đừng nên bỏ qua cơ hội tuyệt vời này nhé!

Thứ Sáu, 26 tháng 9, 2014

Ngành nào tại Canada được ở lại định cư cao nhất?

Du học ngoài vấn đề chọn trường ngành học thì cơ hội việc làm sau khi ra trường cũng thu hút được sự quan tâm của hầu hết các bạn sinh viên, đặc biệt là định cư.

Theo dự báo Canada đến 2016 chênh lệch giữa đào tạo và nhu cầu tuyển dụng lên tới 1,5 triệu người, những ngành nghề đang thiếu hụt này sẽ được ưu tiên trong xét định cư tại Canada để thu hút lao động nước ngoài.

Du học ngoài vấn đề chọn trường ngành học thì cơ hội việc làm sau khi ra trường cũng thu hút được sự quan tâm của hầu hết các bạn sinh viên, và đặc biệt là cơ hội được ở lại định cư tại quốc gia đó sau khi học xong. Và Canada là quốc gia được khá nhiều bạn trẻ lựa chọn làm điểm đến du học bởi 2 lý do trên.

Hiện tại, Canada đang đối mặt với tình trạng mất công đối trong trong đào tạo và việc làm. Theo dự báo đến 2016 chênh lệch giữa đào tạo và nhu cầu tuyển dụng lên tới 1,5 triệu người. Chính vì vậy những ngành nghề đang thiếu hụt này sẽ được ưu tiên trong xét định cư tại Canada để thu hút lao động nước ngoài.


Nhằm bù đắp nhân lực cho nền kinh tế chính phủ đã đưa các nghề nghiệp ưu tiên khi xét định cư. Gồm có 3 nhóm nghề nghiệp chính là:

1. Quản trị viên có trình độ đại học trở nên. (nhóm NOC 0)

2. Chuyên gia có trình độ đại học.(nhóm NOC A)

3. Nhân viên lành nghề có trình độ cao đẳng hoặc trường nghề. (nhóm NOC B)

Trình độ tối thiểu để có thể làm việc cũng như có được cơ hội định cư là tốt nghiệp cao đẳng hoặc trường nghề. Vì vậy việc lựa chọn được một chuyên ngành và ngôi trường phù hợp là điều bắt buộc để có thể ở lại làm việc tại Canada. Xét theo danh mục ngành nghề trên, các ngành học được lựa chọn nhiều và thích hợp với sinh viên Việt Nam thường là:

1. Kinh doanh, tài chính và quản trị.

2. Khoa học tự nhiên và khoa học ứng dụng.

3. Y tế

4. Giáo dục, luật, hành chính.

Thêm vào đó, để có thể lựa chọn ngành học phù hợp nhất cho mình, du học sinh có thể tham gia một chuyến du lịch hoặc kỳ học anh văn ngắn hạn tại Canada để có cái nhìn thực tế hơn về tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội nơi đây.

Để có thể ở lại Canada làm việc, du học sinh không chỉ cần trau dồi kiến thức mà còn phải rèn luyện các kỹ năng của bản thân. Làm thêm và tham gia hoạt động ngoại khóa là hình thức rèn luyện được nhiều sinh viên lựa chọn.

Làm thêm và hoặt động ngoại khóa không chỉ giúp cho sinh viên có được thu nhập, mà còn rèn luyện bản thân và giúp sinh viên có cái nhìn khách quan. Đồng thời, làm thêm là cơ hội để sinh viên trau dồi kỹ năng làm việc, cải thiện tiếng anh, mở rộng các mối quan hệ và khả năng giao tiếp của mình.

Rita Nguyễn - Một sinh viên du hoc Canada chia sẻ về kinh nghiệm làm thêm của mình trong quá trình học: “Tôi học được nhiều bài học lớp mà trong lớp không dậy. Tôi làm việc cho một chủ rất vui vẻ và dễ gần nhưng lại cực kỳ khắt khe khi tôi phạm một sai làm nào đó. Tất cả công việc của tôi đều phải đúng giờ, đúng việc và có kế hoạch từ trước. Trong thời gian đầu tôi có gặp một chút khó khăn để hiểu được tất cả các đều mà ông chủ nói nhưng đó chỉ là một chút thử thách nhỏ. Điều mà tôi học được nhiều nhất chính là tác phong làm việc rất chuyên nghiệp tại đây dù là những chuyện rất nhỏ. Đi làm thêm đã cho tôi được nhiều bài học bổ ích và giúp tôi sẵn sàng cho công việc sau này”.

Thứ Tư, 17 tháng 9, 2014

Canada – Thiên đường học tập cho du học sinh quốc tế

Canada đặc biệt nhấn mạnh sự chào đón sinh viên quốc tế du học đến Canada để được học tập, trải nghiệm và tiếp tục ở lại làm việc, đóng góp cho nền kinh tế.

Người dân Canada chỉ cung ứng được tối đa 70% nhu cầu trong tổng số 6.5 triệu lao động mà nước này cần tính đến 2020. Do đó, chính phủ Canada đang đưa ra hàng loạt chính sách hấp dẫn để thu hút du học sinh quốc tế ở lại làm việc tại đây

tư vấn du hoc canada

Canada – Quốc gia có nền kinh tế thịnh vượng và linh hoạt nhất thế giới

Không những tự hào vì có được các thắng cảnh tự nhiên tuyệt đẹp và diện tích rộng lớn thứ 2 thế giới, Canada còn là một trong các cường quốc công nghiệp với sự phát triển vượt bậc về kinh tế và sở hữu hệ thống chính trị, thương mại, văn hóa cùng cơ sở vật chất hàng đầu.

Về kinh tế, Canada không chỉ là một trong mười quốc gia hàng đầu trong công nghiệp sản xuất mà còn là một cường quốc kỹ thuật tiên tiến và công nghiệp dịch vụ với 3/4 dân số làm việc trong lĩnh vực này. Với nền kinh tế tri thức cùng sự đa dạng về ngành nghề, kinh tế của Canada không ngừng lớn mạnh nhờ việc ứng dụng kỹ thuật cao cũng như không còn phụ thuộc vào nhiều vào tài nguyên thiên nhiên như trước đây.

Trải qua khủng hoảng kinh tế, Canada được biết đến như một quốc gia kiểu mẫu về sự linh hoạt và nhanh nhạy, vượt lên đầu sóng để tiến nhanh hơn. Quốc gia này khiến thế giới nể phục vì giữ mức tăng trưởng GDP ổn định 2%/năm, GDP năm 2013 cán mốc 1,825 nghìn tỷ USD, GDP bình quân đầu người ở mức 51,990 USD thuộc hàng top toàn cầu. Kinh tế Canada vẫn tiếp tục phát triển bền vững với tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất nhóm G7, lãi suất thấp kỷ lục giữ vững từ năm 1990 đến năm 2014 là 6.1%, tỷ lệ lạm phát ổn định và được kiểm soát ở mức thấp nhất.

Thị trường lao động Canada – niềm mơ ước của các quốc gia và người lao động

Vào tháng 7 năm 2009, mặc dù môi trường kinh tế toàn cầu chưa phục hồi nhưng nền kinh tế Canada đã mở rộng với tốc độ vượt trội so với G7 và thị trường lao động đã bắt nhịp nhanh chóng với hơn 1,6 triệu việc làm mới. Hơn nữa nhóm lao động có mức lương cao, tay nghề cao, công việc toàn thời gian và trong lĩnh vực tư nhân đã trở thành các nguồn chính trong việc tạo công ăn việc làm trong suốt quá trình phục hồi nền kinh tế. Đây là minh chứng thuyết phục nhất cho một nền kinh tế thống nhất theo quản lý của chính phủ nhưng đầy linh hoạt và mềm dẻo để phát triển mạnh mẽ khu vực kinh tế tư nhân.

Nếu tính cả lao động part-time, có đến 76% dân số Canada tham gia vào thị trường lao động (với độ tuổi từ 15-74) và là cao nhất trong G7. Trong đó đến hơn 70% số người lao động hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ, kế đến là các lĩnh vực như sản xuất, xây dựng, công nghiệp, nông nghiệp…

Dựa vào hàng loạt các chính sách hấp dẫn và đầu tư mạnh mẽ để hướng tới thị trường lao động chất lượng cao, Canada được xem là điển hình về sự minh bạch trong hệ thống việc làm và sự kết nối tuyệt vời giữa đào tạo và nhu cầu tương lai của nền kinh tế; giữa người lao động với thông tin tuyển dụng và nhà tuyển dụng. Với tất cả những nỗ lực đó, Canada đã xác định được chi tiết về số lượng lao động cần thiết trong vòng 10 năm thậm chí 20 năm, dự đoán khả năng đáp ứng của người dân Canada và tính ra sự thiếu hụt cần có giải pháp để bù đắp phục vụ phát triển kinh tế. Nếu chỉ tính lao động full-time, giai đoạn 2011 – 2020 Canada cần tới 6.5 triệu lao động mới và 2/3 số lao động này tập trung tại nhóm có kỹ năng cao, yêu cầu tốt nghiệp cao đẳng, đại học. Trong lúc đó, người Canada chỉ đáp ứng được tối đa là 70%, 30% lao động còn lại được định hướng mạnh mẽ vào việc thu hút sinh viên quốc tế học tập và ở lại nơi đây.

du hoc canada

Canada – Thiên đường để học tập, làm việc và định cư cho du học sinh quốc tế

Nếu như Úc, Anh, Mỹ, Singapore…thu hút sinh viên quốc tế để phát triển xuất khẩu dịch vụ giáo dục thì Canada lại đặc biệt nhấn mạnh sự chào đón sinh viên quốc tế đến đây để được học tập, trải nghiệm và tiếp tục ở lại làm việc, đóng góp cho nền kinh tế. Điều này thể hiện mạnh mẽ trong hàng loạt chính sách khuyến khích của chính phủ gồm có:

Thứ nhất: Chính phủ Canada hỗ trợ tài chính lớn cho giáo dục, dẫn đến học phí và chi phí sinh hoạt của du học sinh thấp hơn hẳn các nước khác. Được biết đến là nước chi cho giáo dục lớn nhất G7, chính phủ Canada dành tới 5.2% GDP để đầu tư đào tạo nguồn nhân lực, các nguồn chi từ người dân cũng chiếm 1.8 % GDP. Quốc gia này xem giáo dục là sự đầu tư lớn lao để phục vụ phát triển nền kinh tế. Chi phí học tập trung bình mỗi năm của du học sinh tại Canada chỉ 20,000 CAD (tương đương 400 triệu VNĐ), rẻ hơn rất nhiều so với Anh 20,000 GBP (tương đương 700 triệu VNĐ), Úc 40,000 AUD (tương đương 800 triệu VNĐ)…

Thứ hai: Chính phủ công bố minh bạch các ngành nghề cần lao động nước ngoài tại Canada cũng như các tỉnh bang và vùng lãnh thổ. Thậm chí thông tin rõ ràng về mô tả công việc, trình độ đào tạo cần thiết và gợi ý cả cơ sở đào tạo mà du học sinh nên theo học. Sự quy hoạch mang tính hệ thống các chương trình đào tạo và cấp độ để đảm bảo cơ hội việc làm sau tốt nghiệp cho sinh viên là cao nhất, giảm lãng phí chi phí đào tạo đến mức tối thiểu.

Thứ ba: Chính phủ ngày càng cải tiến về quy trình cấp xét visa. Đặc biệt từ 01/06/2014 sinh viên quốc tế không cần phải chờ sau 6 tháng mới được cấp work permit mà được cấp tự động ngay khi nhận visa sinh viên. Đây là động thái tích cực nhất thể hiện mong muốn sinh viên quốc tế tham gia sớm hơn và có điều kiện hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế trong quá trình học tập, tạo tiền đề vững chắc về kinh nghiệm để chính thức tham gia thị trường lao động Canada trong tương lai. Chính phủ cho phép sinh viên làm thêm 20h/tuần trong thời gian học và toàn thời gian trong thời gian nghỉ. Thêm vào đó, các cơ sở đào tạo tăng cường nhiều các chương trình thực tập (internship) hoặc thực tập hưởng lương (co-op). Đây không những là một giải pháp nâng cao trình độ cho sinh viên quốc tế mà còn là biện pháp ngắn hạn và tức thời cho thị trường lao động part-time có nhu cầu rất cao tại Canada.

Thứ tư: Chính phủ Canada cho phép sinh viên quốc tế du hoc canada thuộc các chương trình cao đẳng trở lên được ở lại từ 1-3 năm để tìm kiếm việc làm sau tốt nghiệp. Sau khi có việc làm full-time từ 6 tháng đến 1 năm, sinh viên quốc tế có thể nộp hồ sơ xin định cư tại Canada và hưởng nhiều phúc lợi từ chính phủ nước này.

Thứ năm: Ngoài chính sách khuyến khích chung của Canada, mỗi tỉnh bang lại có các chính sách riêng để thu hút sinh viên quốc tế đến làm việc như miễn bảo hiểm y tế và hoàn trả học phí lên tới 60% tại Manitoba và Saskatchewan, miễn thuế tỉnh bang tại Alberta…

Thứ Ba, 16 tháng 9, 2014

Bằng cấp của Canada có công nhận trên toàn thế giới không?

Những câu hỏi được quan tâm hàng đầu tại các hội thảo tư vấn du học Canada. Bằng cấp đại học của Canada có được công nhận trên toàn thế giới không?

Canada hiện là điểm đến mơ ước của rất nhiều du học sinh bởi chất lượng giáo dục cũng như điều kiện sống. Nếu bạn đang ấp ủ mong muốn được tới quốc gia này, đừng bỏ qua 9 câu hỏi nên khai thác tại các hội thảo tư vấn du học.

Đối với các bạn trẻ, mong muốn được ra nước ngoài học hỏi kiến thức là điều rất chính đáng. Song không ít người khi tìm hiểu thông tin về du học chỉ quan tâm đến học phí mà không biết rằng: học phí chỉ là một phần. Chi phí sinh hoạt, ăn ở, bảo hiểm... mới là điều đáng lo ngại.

Trên thực tế, đã có những trường hợp du học sinh nhận được học bổng du học 100%, nhưng sang đến nơi đành phải bỏ cuộc vì không thể chi trả cho các khoản chi phí đắt đỏ khác.


Do vậy, khi đến dự các hội thảo tư vấn du học, bạn cần chuẩn bị sẵn danh sách các câu cần hỏi để thu thập đủ thông tin cần thiết, nhất là những thông tin chưa được thể hiện trong tài liệu giới thiệu về trường.

Dưới đây là top những câu hỏi đã được rất nhiều học sinh cũng như phụ huynh đặt ra tại các hội thảo tư vấn du học.

1. Du học sinh muốn sang Canada theo học các chương trình Trung học, Cao đẳng, Đại học cần phải có điểm trung bình là bao nhiêu?

Việc yêu cầu điểm số đầu vào của du học sinh còn tùy thuộc vào từng trường và từng tỉnh bang. Tuy nhiên, để có cơ hội được nhận vào trường, các bạn nên chuẩn bị số điểm như sau:

• Trung học: Điểm trung bình các môn trong 2 năm học gần nhất từ 6.5 trở lên.

• Cao đẳng: Điểm trung bình các môn trong 3 năm học gần nhất từ 6.5 trở lên.

• Đại học: Điểm trung bình các môn trong 3 năm học gần nhất từ 7.0 trở lên (một số trường còn yêu cầu GPA từ 8.8 trở lên).

2. Các trường tại Canada yêu cầu điểm tiếng Anh đầu vào đối với các bậc học như thế nào?

Ở bậc Trung học, các trường Canada không đòi hỏi văn bằng tiếng Anh đối với du học sinh, nhưng phần lớn các em có trình độ tiếng Anh khá sẽ vượt trội hơn các bạn khác. Khi sang Canada các em sẽ tham dự buổi kiểm tra toán và anh văn để phân loại trình độ và xếp lớp.

Ở bậc Cao đẳng, Đại học và sau Đại học bắt buộc du học sinh phải có bằng Anh văn quốc tế là TOEFL hoặc IELTS. Song tùy vào mỗi trường sẽ có những yêu cầu cụ thể về số điểm.

Bạn có thể tham khảo mức điểm được áp dụng phổ biến ở các trường tại Canada hiện nay:

• Trung học: Chưa yêu cầu văn bằng Anh văn quốc tế

• Cao đẳng: IELTS 6.0 trở lên (không kỹ năng nào dưới 5.5); TOEFL > 71

• Đại học: IELTS 6.5 trở lên (không kỹ năng nào dưới 6.0); TOEFL > 90

Trong trường hợp, học sinh không thể thi lấy bằng Anh văn tại Việt Nam có thể sang Canada tham dự khóa tiếng Anh (ESL), 1 năm sau mới vào học khóa chính thức tại trường.

Tuy nhiên, để tiết kiệm thời gian và chi phí cho những khóa tiếng Anh tại Canada, các bạn nên chuẩn bị điểm số tiếng Anh trước khi nộp đơn xin nhập học.

3. Hệ thống giáo dục tại Canada có giống tại Việt Nam và quốc gia này có chấp nhận du học sinh nhỏ tuổi hay không?

Hệ thống giáo dục Canada cũng tương tự như Việt Nam, có các cấp học từ Tiểu học, Trung học, Cao đẳng, Đại học và sau Đại học như: Cao học, Thạc sỹ, Tiến sỹ. Hầu hết các trường ở Canada đều là trường tổng hợp nên sẽ đáp ứng được tất cả các ngành nghề mà du học sinh quốc tế muốn theo học.
Hiện Canada chào đón tất cả du học sinh trên toàn thế giới. Tuy nhiên, đối với học sinh tiểu học từ lớp 6 trở xuống, phải có cha mẹ đi cùng là điều bắt buộc.

4. Bằng cấp của Canada có công nhận trên toàn thế giới không?

Các văn bằng, chứng chỉ và bằng cấp của Canada đều được công nhận trên toàn thế giới. Vì vậy, các du học sinh sẽ dễ dàng trong việc học chuyển tiếp cũng như xin việc làm ở các quốc gia khác ngoài Canada.

5. Thời gian học để lấy bằng tại Canada là bao lâu và mức học phí của các trường như thế nào?

Điều này còn tùy vào chương trình, ngành học và kế hoạch học tập của bạn. Thông thường hệ Cao đẳng mất từ 2- 3 năm, Đại học từ 3- 4 năm. Bên cạnh đó, cũng có các khóa học từ 1,5 – 2 năm tùy theo từng ngành.

Chi phí học tập ở Canada không quá đắt đỏ. Ở cấp Trung học vào khoảng 13.000 CAN; Cao đẳng từ 11.000- 12.000 CAN; Đại học 15.000- 18.000 CAN. Mức chi phí học tập này có thể thay đổi theo từng thời điểm.

6. Muốn sang Canada du học có thể xin học bổng không?

Học bổng đầu vào của các trường Canada rất ít, thường các bạn sẽ giành được học bổng khi đã học tại trường một năm. Ngoài ra, đối với bậc Thạc sỹ, các bạn có liên hệ chương trình học bổng 322 (911) của Bộ Giáo dục Đào tạo Việt Nam để tìm hiểu và đăng ký thi để nhận học bổng từ chương trình này.

7. Du học sinh có thể đi làm trong lúc học không? Sau khi tốt nghiệp có thể ở lại Canada làm việc trong bao lâu?

Du học sinh bậc Cao đắng, Đại học có thể đi làm trong thời gian học chính thức là 20giờ/tuần. Còn bậc Trung học thì không được phép đi làm.

Từ tháng 4/2008, chính sách mới của chính phủ Canada đã cho phép du học sinh sau khi tốt nghiệp chương trình Cao đẳng hoặc Đại học được ở lại làm việc 3 năm không phân biệt tỉnh bang. Các chương trình khác, thời gian học bao lâu bạn được ở lại bấy nhiêu.

8. Khi đến Canada, du học sinh sẽ ăn ở tại đâu, chất lượng như thế nào?

Các bạn có thể lựa chọn sống tại ký túc xá của trường. Tuy nhiên, do số lượng hạn chế nên bạn cần phải đăng ký sớm. Du học sinh cũng có thể sống tại gia đình người bản xứ. Chương trình này giúp các bạn cải thiện ngôn ngữ nhanh chóng cũng như cơ hội tìm hiểu về văn hóa Canada và kết bạn với người dân địa phương. Bạn cũng có thể ở nhà người quen hay cùng các bạn khác thuê nhà riêng để ở. Hình thức này thích hợp với các bạn lớn tuổi và có tính tự lập cao.

9. Các du học sinh Việt Nam thường gặp những khó khăn nào khi du học tại Canada?

Khi mới sang Canada, du học sinh Việt Nam thường gặp khó khăn do chưa quen với thời tiết và múi giờ. Bên cạnh đó, khác biệt về ngôn ngữ cũng là rào cản rất lớn đối với các bạn mới. Tuy nhiên, tình hình sẽ dần cải thiện và thời gian nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào tính thích nghi và sự cố gắng của từng người.

Như vậy, khi có nhu cầu được tư vấn du hoc canada , bạn có thể tham khảo những câu hỏi trên. Nếu vẫn chưa thấy hài lòng, đừng ngần ngại hãy tự đặt những câu hỏi của riêng mình đối với đại diện của các trường. Khi chưa thấy thực sự thỏa mãn với các nhu cầu của mình, bạn đừng vội quyết định, vì còn rất nhiều hội thảo du học khác đang chờ bạn.

Chúc bạn sẽ sớm lựa chọn được ngôi trường phù hợp nhất!

Thứ Năm, 11 tháng 9, 2014

Đặng Thu Thảo “từ chối” thi hoa hậu quốc tế để ưu tiên học tập !!!

Trao đổi với Dân trí, Đặng Thu Thảo cho biết, “Đúng như những chia sẻ từ đại diện ban tổ chức Hoa hậu Việt Nam, Thảo đang muốn ưu tiên cho việc học của mình.

Trước đó, trong một bài phỏng vấn xung quanh cuộc thi Hoa hậu Việt Nam năm nay, ông Lê Xuân Sơn - Tổng biên tập báo Tiền Phong  - đơn vị tổ chức cuộc thi này có trả lời cho câu hỏi về việc từ chối thi quốc tế của đương kim hoa hậu Việt Nam Đặng Thu Thảo. Ông Sơn cho biết, hầu hết các hoa hậu và á hậu Việt Nam đều nhận được lời mời tham gia các cuộc thi quốc tế uy tín. Tuy nhiên, việc đồng ý hay từ chối là phụ thuộc vào nguyện vọng và hoàn cảnh của từng cá nhân.

Riêng với trường hợp của Đặng Thu Thảo, ông Sơn cũng chia sẻ, cá nhân ông đã tiếp một vị đại diện đơn vị đưa thí sinh đi thi của một trong hai cuộc thi lớn là Hoa hậu thế giới và Hoa hậu hoàn vũ, để có sự tác động đến việc đi thi quốc tế của Đặng Thu Thảo. Tuy nhiên, thời gian này Thu Thảo muốn ưu tiên cho việc học và chưa muốn thử sức với các đấu trường này.

Trước khi du học, Đặng Thu Thảo muốn tranh thủ tham gia các hoạt động xã hội nhiều hơn.

 Đặng Thu Thảo từ chối thi quốc tế để tập trung việc trong học.

Trao đổi với Dân trí, Đặng Thu Thảo cho biết, “Đúng như những chia sẻ từ đại diện ban tổ chức Hoa hậu Việt Nam, Thảo đang muốn ưu tiên cho việc học hiện tại của mình. Vì Thảo đang chuẩn bị hoàn thành bậc cao đẳng và liên thông lên Đại học quốc tế trong năm tiếp theo. Hơn nữa, trong tương lai Thảo cũng lên kế hoạch cho việc du học nên Thảo đang cố gắng tập trung tốt nhất cho việc trau dồi kiến thức của mình”.

“Tuy nhiên, trước mắt Thảo cần phải tốt nghiệp đại học và trong vòng ít nhất 2 năm nữa thì kế hoạch du học mới có thể thực hiện. Cũng chính vì vậy mà Thảo muốn tranh thủ trong khoảng thời gian 2 năm này để tham gia thật nhiều các hoạt động xã hội, đặc biệt là các quỹ từ thiện mà Thảo đang đảm trách vai trò đại sứ”, đương kim hoa hậu Việt Nam giãy bày.

Là một hoa hậu đại diện cho nhan sắc Việt thế hệ 9X, Đặng Thu Thảo cũng nhận thức rằng, “Thảo nghĩ mình còn trẻ nên việc đi nhiều sẽ càng học thêm nhiều điều hay. Nhất là kiến thức đối với con người thì lại càng vô hạn nên được đi ra ngoài để học hỏi và trải nghiệm, luôn là mong ước ấp ủ từ lâu của Thảo”.

Ngoài ra, Hoa hậu Việt Nam 2012 cũng không quên gửi lời cảm ơn chân thành đến những người đã luôn dành tình cảm và sự tin tưởng cho mình trong suốt thời gian qua. Đó cũng là động lực giúp cô phấn đấu và thực hiện tốt vai trò của một đương kim hoa hậu, còn việc đi thi quốc tế sẽ còn phụ thuộc vào việc học và cái duyên trong tương lai.

Trước khi du học, Đặng Thu Thảo muốn tranh thủ tham gia các hoạt động xã hội nhiều hơn.

Trước khi đi du hoc canada , Đặng Thu Thảo tranh thủ tham gia các hoạt động xã hội.

Bước ra từ cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2012 với danh hiệu cao nhất, Đặng Thu Thảo được xem là một trong những hoa hậu chiếm được tình cảm của số đông công chúng. Với vẻ đẹp dịu dàng, tự nhiên của người con gái miền Tây, cùng việc tích cực tham gia các hoạt động từ thiện xã hội, Đặng Thu Thảo đã xây dựng hình ảnh đẹp của mình trong suốt hai năm đương nhiệm. Cô cũng được xem là một trong những người đẹp kín tiếng và hiếm scandal của showbiz Việt.

Trong số những hoa hậu Việt Nam gần đây, ngoài Đặng Thu Thảo thì hoa hậu Ngọc Hân cũng từng từ chối tham dự các cuộc thi quốc tế vì nhiều lý do khác nhau. Tuy nhiên, cả hai hoa hậu đều giành được thiện cảm từ người hâm mộ bởi sự hoàn thiện mỗi ngày về cả nhan sắc lẫn các hoạt động xã hội hiệu quả mà cả hai đã và đang thực hiện.

Được biết, cuộc thi Hoa hậu Việt Nam sẽ diễn ra vòng chung kết vào cuối năm nay tại đảo Phú Quốc. Thông tin từ đại diện ban tổ chức thì đương kim hoa hậu Việt Nam Đặng Thu Thảo theo truyền thống, sẽ vẫn là người đồng hành và tham gia vào thành phần ban giám khảo của cuộc thi. Ngày 6/12/2014, Đặng Thu Thảo sẽ chính thức trao lại vương miện cho người đẹp kế nhiệm ngôi vị hoa hậu của mình.

Thứ Sáu, 5 tháng 9, 2014

Bất đồng xung quanh đề tài: “Du học xong, nên ở hay nên về?”


“Du học xong, ở hay về? – quyết định này đôi khi không chỉ là lựa chọn của riêng bản thân người du học. Câu chuyện này không phải đơn giản cứ muốn là được.

Những ngày qua, khi cư dân mạng nảy sinh những bất đồng xung quanh đề tài “du học xong, nên ở hay nên về?” – hệ quả từ chính câu chuyện 13 bạn trẻ tài năng của Đường lên đỉnh Olympia được gửi sang học tập ở Úc và chỉ có một bạn quay trở về Việt Nam, bản thân tôi cũng muốn nêu lên ý kiến của mình nên quyết định gửi thư cho ban biên tập. Đây chỉ đơn giản là những quan điểm cá nhân, hi vọng nhận được sự chia sẻ của mọi người.

Tôi là một người trẻ, và thú thật là chưa bao giờ tự hỏi mình có yêu nước hay không? Đừng nghĩ tôi không yêu dân tộc, yêu đồng bào, chỉ là tôi nghĩ cái tình yêu đó cũng thân thuộc như yêu gia đình, yêu những người ruột thịt, phải đặt vào biến cố mới bộc lộ ra. Nên đừng vội vàng phán một câu “du học xong ở lại là không yêu nước”, kể cả 13 bạn Olympia trên kia.

 Chưa nói đến gia đình, tình cảm, ràng buộc về mặt tinh thần. Nó còn là cái mục tiêu được thiết lập từ đầu khi bạn xách vali chào người thân lên đường sang ngoại quốc. Bạn được bố mẹ chu cấp tiền hoàn toàn để ra nước ngoài, cũng là du học như ai. Nhưng chỉ để thỏa mãn cái ước ao “nhà có người đi đây đi đó”, những gì bạn muốn dừng lại ở việc được đến một nơi khác, gặp được người này người kia, vấn đề học tập không hề bị đè nặng, thì về hay ở có liên quan đến yêu nước hay không?


Bạn lên đường du học, với kế hoạch định cư luôn ở bên kia. Bạn lên đường du học, để kiếm kiến thức bổ trợ cho ngành mình theo đuổi, sớm muộn cũng trở về. Mục tiêu mới là điều tiên quyết. Và cái quan trọng không kém, chính là điều kiện khách quan ở ngay cái môi trường bạn chọn để sinh sống sau này. Có phù hợp không? Có xác đáng với mục tiêu ban đầu không? Và quan trọng nhất, bạn có tồn tại được không?

Sống ở một nơi xa lạ hoàn toàn không dễ! Cũng là ăn, là chơi, là ngủ, là học hành cả đấy, nhưng cái cố gắng chắc chắn phải gấp nhiều lần những người đang ở một nơi gần gũi và thân thuộc hơn. Phấn đấu để khẳng định mình đã là một vấn đề rồi, mà không phải là trong một môi trường bình thường, nó là một môi trường tiến bộ hơn, hiện đại hơn, văn minh hơn. Những người chọn ở lại, có nghĩa là họ dũng cảm đương đầu với những khó khăn và trở ngại đó. Cũng có thể vì may mắn hơn. Cũng có thể ở đó tốt hơn với họ. Sao những người ngoài cuộc, phải đưa chuyện về hay ở ra để đánh giá họ như này?

Và những người về Việt Nam, không nói đến chuyện họ yêu tổ quốc hay không, hay quyết định ngay từ lúc đầu của họ là thế. Nhưng sao không nghĩ đến trường hợp, họ cũng muốn ở lại, nhưng trình độ không thể đáp ứng, bản thân không đấu tranh được để vươn lên, và may mắn chưa mỉm cười? Tôi nói thế là để minh chứng cho việc, về hay ở, không phải chuyện để chúng ta bàn tán, và lại càng không nên đề cập nó cạnh vấn đề tinh thần dân tộc vốn đã nhạy cảm từ trước đến nay. Đó là cuộc đời họ, có thế thôi!

Còn chuyện lương thưởng, tài chính, dĩ nhiên rồi, Việt Nam là một nước đang phát triển. Sẽ có một sự chênh lệnh khá lớn về mọi mặt khi đặt lên cân. Bao nhiêu người trở về nhưng chỉ đảm đương một công việc “không đúng năng lực”. Không phải vì người ta không giỏi, chỉ là môi trường chưa lý tưởng để phát triển hết khả năng. Làm một công việc không thỏa mãn vì lương không cao, rồi cảm thấy bản thân bị dư thừa do không phù hợp với môi trường hiện tại. Tiền không có. Tâm cũng không yên. Ai sẽ đền bù cho họ đây?




Tôi có anh bạn đi du học ngành “Lý luận mỹ thuật” ở Ý, ngày trở về mang theo bao nhiêu tham vọng và hoài bão sẽ làm nọ làm kia, gây dựng cái này cái khác. Nhưng chưa đầy một năm, bạn tôi vỡ mộng vì không thể chạy theo nghệ thuật ở một xã hội chưa coi trọng đầu tư và thực sự cởi mở với nghề. Thế là tan tành ước vọng! Giờ, nó đi dạy vẽ ở trung tâm, thì thoảng làm gia sư cho những người đi làm cần học tiếng gấp. Thu nhập cũng “nghệ thuật” theo, bố mẹ cũng đành chấp nhận thằng con trai du học canada về nhưng lương còn không bằng những người học hành trong nước. Đến phụ giúp gia đình, chăm lo cho bố mẹ mình chưa được, thì nghĩ xa xôi gì đến tổ quốc, đến đồng bào đây?

Thứ Năm, 28 tháng 8, 2014

7 tuyệt phẩm thu hút du học sinhcủa đất nước Canada ???

Những thành phố như Toronto, Montreal,... vừa là địa chỉ du học thân thiết, đồng thời giúp bạn thoải mái bay bổng trong những hoạt động du ngoạn kỳ thú.

Một quốc gia xinh đẹp rộng lớn thứ hai thế giới, chứa đựng trong nó những cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp. Bạn có thể trượt tuyết, leo núi, đi bè, trượt băng..

Khám phá Toronto - thủ đô văn hóa, tài chính và giải trí

Nhiều trường ĐH nằm trong "tầm ngắm" của bạn, có thể kể đến Đại học Toronto, Waterloo, Đại học Queen, McMaster, Western Ontario, Đại học Ottawa,York hay Carleton.

Tại Toronto, tháp CN (Canadian National Tower) được coi là biểu tượng của đất nước Canada. Ngọn tháp nổi tiếng thế giới này từng được làm liên tục 24/24h trong vòng 40 tháng. Ngoài CN, bảo tàng Hoàng gia Ontario và sân vận động Toronto Maple Leafs cũng là nơi du lịch hấp dẫn cho bất cứ ai.

7 điều kỳ thú hấp dẫn du học sinh Canada

Nếu bạn muốn khám phá những góc sâu hơn của thành phố, bạn có thể ghé qua khu phố Tàu, Leslieville - nơi được bao bọc bởi những quán cà phê và khu bách hóa bắt mắt, có từ giữa thế kỷ.
Người ta vẫn thường nói rằng, một cách tuyệt vời nhất để cảm nhận Toronto là bạn một lần đến với lễ hội Caribana, để hòa mình vào cuộc diễu hành đường phố rộng lớn, nơi có những vũ công trang phục lộng lẫy đầy ánh sáng.

Thác Niagara hùng vĩ


Nằm ở biên giới Hoa Kỳ và Canada, độ hùng vĩ của con thác này tạo nên một cảnh tượng hiếm có. Thác tạo ra một nguồn thủy điện cực lớn cho xứ sở lá phong, đường cong thác hình móng ngựa ngoạn mục gợi lên bao nhiêu cảm hứng. Nếu đi từ thành phố Buffalo, bạn chỉ mất 20 phút đi bộ là tới con thác nổi tiếng này.

Lễ hội Calgary Stampede lớn nhất quả đất


Trọng tâm của lễ hội này là tại thành phố Calgary, tỉnh Alberta, Canada. Các cuộc thi như cưỡi bò điên, vật bò để trói, đua ngựa quanh thùng phuy...Đêm trình diễn ca nhạc, các màn triển lãm mới lạ độc đáo thu hút rất nhiều người xem. Lễ hội này thuộc loại có hạng trên thế giới và cũng là một điểm nhấn văn hóa mà du học sinh không nên bỏ lỡ. Nếu bạn đang học tại một trong số những ngôi trường này: British Columbia, Đại học Alberta, Calgary, Đại học Simon Fraser, Victoria, Manitoba... bạn hoàn toàn có thể tham gia.

Vườn quốc gia tự nhiên Banff tươi đẹp


Banff là thiên đường của nhà sinh thái học và phô diễn vẻ đẹp tự nhiên trên một quy mô cực rộng lớn. Ba khu trượt tuyết, một sân golf 27 lỗ...ngoài ra, bạn có thể cưỡi ngựa, chèo thuyền, tổ chức các chuyến đi trượt tuyết trên núi cao.

Lễ hội nhạc Jazz lớn nhất thế giới


Nếu bạn là du học sinh các trường McGill , Universite de Montreal , Đại học Laval , Đại học du Quebec , Concordia University, bạn có thể hòa mình vào cơ hội tốt nhất chỉ diễn ra vào mùa hè mỗi năm, thu hút hàng trăm ngàn người tham dự. Montréal - nơi diễn ra sân chơi âm nhạc hoành tráng này cũng là nơi tiếp nhận người Việt nhiều thứ nhì tại Canada.

Đừng bỏ qua bộ môn Khúc côn cầu


Bộ môn thể thao đồng đội trên băng, dùng gậy trượt ván để đánh bóng vào đầu đối phương, di chuyển tốc độ nhanh, chỉ có thể diễn ra ở những vùng đủ lạnh, tạo băng và độ cứng an toàn như Canada. Tại đất nước này, khúc côn cầu đã trở thành môn thể thao chính thức, rất được ưa chuộng và phổ biến.

Vancouver - thành phố tốt thứ tư thế giới

Vancouver có 5 trường đại học công lập: Đại học British Columbia đứng đầu về tổng số lượng sinh viên và chất lượng giáo dục, Đại học Simon Fraser đứng thứ hai, đại học Capilano, Emily Carr University of Art and Design, và đại học Kwantlen Polytechnic. Ngoài ra thành phố này còn có các trường đại học dân lập và các trường cao đẳng như đại học Trinity Westerner, NYIT, và Columbia College.


Khung cảnh đẹp như tranh vẽ của bán đảo Burrard, núi Blackcomb, Vancouver được đánh giá là một trong những thành phố dễ sống nhất trên thế giới. Nó cũng là một thành phố đặc trưng bởi sự đa dạng. Gần 50% dân số ở đây sử dụng tiếng Anh, mật độ dân số cao thứ ba ở Bắc Mỹ, chỉ sau New York và San Francisco. Những điều kiện tốt nhất, hiện đại chỉ có tại thành phố này.

Carnival mùa đông tại Quebec


Những du học canada các nơi khác hẳn sẽ "gatô" với sinh viên các trường McGill , Universite de Montreal, Laval, Quebec, Concordia University bởi chỉ có các bạn ấy mới có cơ hội trải nghiệm nhiệt độ dưới -40°C. Hàng loạt trò chơi giải trí như đua xe trượt tuyết, điêu khắc đá khổng lồ trên mặt hồ đóng băng... thu hút mỗi năm khoảng 1 triệu người.

Thứ Tư, 20 tháng 8, 2014

Tìm kiếm học bổng du học quốc tế như thế nào?

Thông thường các học bổng đại học rất hiếm, chủ yếu là các học bổng sau đại học, nghiên cứu sinh. Vậy, tìm kiếm học bổng du học thế nào?

Hiện nay, các nước phát triển đang ngày càng đẩy mạnh cung cấp các chương trình học bổng dành cho các nước đang phát triển đặc biệt là đối với các ngành nghề mà các nước đó đang khuyến khích phát triển. Có nhiều loại học bổng như học bổng toàn phần, học bổng một phần đến từ các trường đại học, các chính phủ hoặc các tổ chức quốc tế.

Các địa chỉ để tìm kiếm học bổng rất phong phú. Bạn có thể truy cập vào trang web của các trường đại học, các tổ chức quốc tế trự tiếp trao học bổng, phòng Thông tin-Văn hóa của đại sứ quán các nước, hoặc tại các công ty tư vấn du học_họ là những đại diện của các trường, các tổ chức quốc tế. Đó là những địa chỉ đáng tin cậy mà bạn có thể tìm kiếm các thông tin về chương trình học bổng, không những thế bạn còn có thể nhận được những trợ giúp hữu ích khác nữa.

Tìm kiếm học bổng du học thế nào?

Thông thường để đạt được học bổng của các trường đại học, bạn không cần cam kết nghĩa vụ sau khi hoàn thành khóa học, nhưng đối với học bổng của chính phủ và các tổ chức bạn cần phải đáp ứng một số yêu cầu như: độ tuổi, kinh nghiệm làm việc, sau khi hoàn thành xong khóa học phải cam kết phục vụ trong một lĩnh vực nào đó trong một khoảng thời gian nhất định.

Hầu hết việc nộp hồ sơ xin học bổng hoàn toàn miễn phí, trừ chi phí gửi hồ sơ qua bưu điện. Với một số nước, ứng viên phải có thư chấp thuận nhập học của một đại học có trong danh sách chương trình. Với các nước châu Âu, đơn chấp thuận có thể đăng ký miễn phí trực tuyến. Có nước phải đóng phí như đại học Úc thu phí khi xét duyệt đơn xin học bổng. Thông tin chi tiết đều có trên website của trường, các tổ chức cấp học bổng.

Việc hoàn tất các thủ tục cho hồ sơ xin học bổng sẽ tốn của bạn không ít thời gian,và sẽ càng khó khăn hơn nữa nếu bạn không xác định được bạn nên bắt đầu từ đâu. Hãy tham khảo ý kiến của những du học sinh trước, tìm hiểu thông tin trên các web trường đại học, các tổ chức cấp học bổng và các diễn đàn về du học. Ngoài ra, bạn còn có thể tìm đến các công ty tư vấn du học, họ sẽ giúp bạn lên một lộ trình phù hợp và tiết kiệm thời gian.

Bạn có nhận được hoc bong du hoc hay không hoàn toàn phụ thuộc vào hồ sơ xin học bổng của bạn, đó là tất cả những gì bạn thể hiện bản thân mình trước hội đồng xét duyệt học bổng. Ngoài các giấy tờ, bằng cấp liên quan thì phần viết luận của bạn phải thật sự ấn tượng. Ở đó, bạn phải thể hiện được trình độ năng lực của bạn thân thông qua ngôn từ, các diễn đạt ngắn gọn, xúc tích nhưng thông tin phải phong phú, đầy đủ.

Để làm được điều này quả thực không phải là việc đơn giản. hãy thuyết phục hội đồng xét duyệt học bổng bạn là ứng viên xứng đáng cho suất học bổng, việc bạn đi du hoc canada sẽ mang lại lợi ích gì cho đất nước bạn, cho đất nước cấp học bổng và rộng hơn là cho cộng đồng quốc tế. Vậy bạn còn chần chờ gì nữa, khi đọc bài viết này bạn hãy bắt đầu cuộc tìm kiếm cơ hội học bổng phù hợp cho mình nhé. Chúc bạn may mắn và thành công

Thứ Ba, 19 tháng 8, 2014

Bí quyết săn học bổng du học mới

Có rất nhiều điều bạn cần phải trang bị nếu muốn săn hoc bong du hoc. Tuy nhiên, nếu bạn đã từng cho rằng phải có bảng điểm “như mơ” mới... mơ tới học bổng du học thì hãy suy nghĩ lại nhé. Bởi lẽ, thực tế là có nhiều bạn học “cũng bình thường thôi!” nhưng vẫn “ẵm” học bổng “ngon lành”. Nắm được “bí quyết” và có kế hoạch chuẩn bị dài hơi, bạn cũng có thể thành công như họ.
Bí quyết săn học bổng du học mới
Kỹ năng giao tiếp và khả năng ngoại ngữ có thể bù đắp phần nào cho thành tích học tập.
Có thêm một bảng thành tích khác (ngoài học tập).  

1) Ba tháng trước, lúc Hoàng Giang (cựu học sinh lớp 11B trường Chuyên Ngữ - Hà Nội) rinh cùng lúc 3 học bổng của các trường trung học Mỹ và Anh khiến bạn bè ai nấy đều ngạc nhiên! Bởi xét về thành tích học tập, Giang không đình đám bằng các bạn cùng trường. Hẳn anh chàng có “bí quyết”?

Ở trường, thành tích học tập của Giang chỉ thuộc loại “thường thường bậc trung”. Nhưng liếc sang “sớ” hoạt động phong trào của anh chàng, bất kì ai cũng có thể “ngợp thở”. Ngay khi vào lớp 10, Giang đã tự tin ứng cử và được bầu vào vị trí phó bí thư Đoàn trường, phụ trách mảng phong trào - thể thao. Và trong lúc bạn bè còn chưa kịp quen mặt “phó bí” thì Giang đã “phát pháo” chương trình đón tân học sinh cực kì “nóng bỏng”. Trong đó, gây “chấn động” nhất là việc cho ra đời đội cổ động, tổ chức sân chơi thể thao liên hoàn. Thừa thắng xông lên, Giang thành lập đội bóng đá, rồi tổ chức giải đấu giao hữu giữa các trường. Chưa hết, anh chàng còn tập huấn các “cầu thủ” trở thành “phóng viên” chuyên quay phim, viết bài cho website của trường... Chính sự năng động của Giang đã “quyến rũ” phỏng vấn viên của các trường mà bạn muốn xin học bổng.

“Bí quyết” của Hoàng Giang là sự kiên trì. Suốt hai năm lớp 9 và 10, Giang liên tục “thử nghiệm” việc xin hoc bong du hoc. Với Giang, cứ mỗi lần phỏng vấn “rớt đài”, bạn lại rút ra bài học cho mình: hồ sơ phải đầy đủ, trả lời dứt khoát, bài luận cần nói rõ suy nghĩ của bản thân... Tích lũy một “bụng” kinh nghiệm, sang năm lớp 11, hầu như “vác” hồ sơ đến trường nào Giang cũng được “duyệt” học bổng.

2) Đức Hòa (lớp 11A trường Chuyên Ngữ, Hà Nội) cũng vừa rinh được học bổng du học phổ thông trung học Mỹ ASSIST và sẽ lên đường sang Mỹ vào cuối năm học này. Hòa cho biết: “Sức học của tớ thuộc loại trung bình. Tớ rinh được học bổng nhờ đầu tư viết bài luận công phu và tự tin khi dự phỏng vấn. Tớ nghĩ, khi săn học bổng du học, kỹ năng giao tiếp và khả năng ngoại ngữ có thể bù đắp phần nào cho thành tích học tập”.

Đức Hòa “bật mí”: “Trước buổi phỏng vấn, tớ liệt kê những câu hỏi thường gặp như: mối quan hệ gia đình, quá trình học tập, hoạt động xã hội, lí do muốn đi du học... Lúc mặt đối mặt với phỏng vấn viên, tớ luôn tỏ thái độ lắng nghe và dành vài giây để suy nghĩ trước khi trả lời. Trong lúc nói chuyện, tớ để ý xem người phỏng vấn quan tâm vấn đề gì thì tập trung nói nhiều về vấn đề đó, những điều khác tớ chỉ nói sơ qua nhằm tránh người đối diện cảm thấy bị mất thời gian”.

Bí quyết “ăn điểm” khi phỏng vấn.

3) Từ hồi học cấp 2, Thái Hưng (cựu học sinh lớp 12 chuyên Tin trường Phổ Thông Năng Khiếu, hiện là SV trường ĐHQG Singapore) đã lập trình cho mình “công thức” riêng: kiến thức từ trường lớp + hiểu biết xã hội = thành công. Với Hưng, học giỏi mà không biết gì về thế giới xung quanh thì cũng... dở ẹc. Giữ vị trí ủy viên BCH Đoàn trường, Hưng là đồng tác giả của ý tưởng tổ chức Hội sách Năng Khiếu (bán sách giảm giá cho học sinh), lễ hội dành cho học sinh lớp 10 và 12... Hưng còn nạp thêm vốn sống cho mình bằng việc thường xuyên “xí” chỗ ở những cuộc thi dành cho học sinh. Hưng “tiết lộ”: “Nhờ đi thi nhiều nên tớ khá tự tin. Bởi vậy, lúc phỏng vấn, tớ nói chuyện... tỉnh bơ. Hì hì!”. Bên cạnh chồng hồ sơ “dày cộm” với một loạt “hoạt động ngoài giờ lên lớp”, sự “tỉnh bơ” của Hưng đã giúp anh chàng rinh học bổng “khỏe re”... 

4) Sau vài lần nộp hồ sơ xin hoc bong du hoc, Hoàng Lan (SV trường ĐHQG Singapore) phát hiện một “bí mật” đáng giá: Nhiều trường không đánh giá cao bảng điểm bằng chiều hướng “lên dốc” của ứng viên. Với họ, sự tiến bộ, cách khắc phục khó khăn khi gặp trở ngại là tiêu chí để nhận xét khả năng của học sinh. Thế nên, lần cuối cùng dự phỏng vấn, Lan nhiệt tình chứng minh cho đại diện của trường thấy nỗ lực không ngừng của mình và bạn đã thành công...

“Bí quyết” hổ trợ:

- Để không bị... cà lăm khi đối diện với người lạ, trước khi đi phỏng vấn, bạn nên “diễn” một mình trước gương. Đừng quên chuẩn bị sẵn cách trả lời cho những câu hỏi thường gặp.

- Không cần thành tích xuất sắc không có nghĩa là bạn học quá... dở. Sẽ “bít cửa” đối với những ai “mù tịt” ngoại ngữ và học lực dưới mức trung bình. Trong lúc nói chuyện, bạn sẽ phải đề cập đến các vấn đề thời sự xã hội. Muốn vậy, bạn không thể làm ngơ với sách báo, tin tức giáo dục-kinh tế…

- Hãy xem buổi phỏng vấn như cuộc trò chuyện giữa hai người quen, bạn sẽ thấy thoải mái hơn. Đừng quên điều này: bạn chỉ là học sinh, những đề tài vĩ mô không thuộc “tầm kiểm soát” của bạn. Nhiều ứng viên từng bị “loại” khi thao thao nói về những chuyện “đao to búa lớn”, nhưng lại lúng túng trước những câu hỏi thông thường như: Thức dậy lúc mấy giờ? Thường làm gì trước khi đến trường, cuối tuần đi chơi ở đâu?... Tránh lỗi này nha bạn!

- Trước khi quyết định xin học bổng của trường nào, bạn cần tìm hiểu “lí lịch” của trường đó. Bạn có thể tham gia diễn đàn du học sinh của trường để tham khảo ý kiến những anh chị đi trước.

Chúc bạn thành công!

Một số kinh nghiệm săn học bổng du học và nộp hồ sơ theo học ở nước ngoài (bậc sau đại học)

Chào tất cả các bạn, đặc biệt là những bạn quan tâm đến hoc bong du hoc. Theo tôi, việc săn học bổng và nộp hồ sơ theo học ở nước ngoài có mối quan hệ mật thiết với nhau, và gần như bạn phải tiến hành đồng thời cả 2 quá trình trên. Đây là một cuộc chiến dai dẳng, đòi hỏi sự nỗ lực tối đa của mỗi cá nhân. Nếu không kiên trì và nhẫn nại, bạn không nên theo đuổi việc săn học bổng vì thời gian cần thiết để săn học bổng thường tối thiểu là 2 năm. Trong quãng thời gian đó, nhiều lúc bạn cảm thấy chán nản, lo âu, hồi hộp, thậm chí muốn buông xuôi hay bỏ cuộc. Vì vậy trước khi bắt đầu, bạn phải xác định đây là cuộc đua marathon và không có chỗ dành cho các vận động viên nghiệp dư. Cá nhân tôi cũng vậy, tôi mất hơn 2 năm để tìm học bổng và trường theo học, và thật may mắn, tôi có được 2 học bổng khác nhau, một là học bổng của Chính phủ Việt Nam (Đề án 322) để theo học ở Pháp và một là học bổng của Chính phủ Nhật (học bổng Monbusho hay còn gọi là học bổng MEXT) để theo học tại trường Đại học Tổng hợp Tokyo. Vì vậy những kinh nghiệm của tôi sẽ đặc biệt liên hệ đến 2 hình thức học bổng này, ngoài ra còn có một số kinh nghiệm khác tôi biết được trong quá trình săn học bổng. Tôi hi vọng các bạn sẽ tìm được cho mình con đường đúng đắn trong quá trình săn học bổng và may mắn.

Một số kinh nghiệm săn học bổng du học và nộp hồ sơ

I. KHỞI ĐỘNG
Đây là giai đoạn đầu tiên của quá trình săn học bổng và là giai đoạn quan trọng nhất. Trong giai đoạn này, bạn cần trả lời một cách trung thực những câu hỏi như:
1. Mục đích kiếm học bổng là gì?
2. Mình có thật sự muốn tìm học bổng không?
3. Cơ hội dành cho mình là bao nhiêu?
4. Nên bắt đầu từ đâu?
5. …
Tuy đây chỉ là những câu hỏi sơ bộ, nhưng hết sức cần thiết, vì bạn phải xác định rõ mục tiêu, mong muốn và khả năng của mình rồi mới bắt đầu công việc được. Khi biết tin tôi được học bổng, có nhiều bạn muốn tôi chia sẻ kinh nghiệm cá nhân và chỉ cho họ cách để đạt được học bổng nào đó. Có nhiều người khi hỏi câu này thì vẫn chưa xác định được mục đích kiếm học bổng của họ là gì và họ có thực sự muốn tìm học bổng hay không. Có người khi nghe tôi hỏi là có chấp nhận hi sinh bớt công việc hiện tại để dành sức cho việc săn học bổng không thì có vẻ lưỡng lự, chỉ điều đó thôi cũng đủ chứng tỏ họ chưa sẵn sàng cho việc săn học bổng. Bởi nếu đã sẵn sàng thì họ sẽ khẳng định chứ không còn lưỡng lự nữa. Do đó việc đầu tiên bạn cần phải làm là xác định lại tư tưởng cho mình, chỉ sau khi bạn đã hoàn toàn sẵn sàng thì cơ hội mới thực sự tìm đến bạn. Tôi xin lấy ví dụ từ chính bản thân mình, năm đầu tiên xin học bổng để đi du học ở Pháp, tôi nghĩ nó sẽ đến với mình vì lúc đó tôi nghĩ mình là người xứng đáng (sau khi đã xem xét các đối thủ, tiêu chí và quy trình tuyển chọn) được học bổng mà không hề nghĩ mình sẽ làm gì để cụ thể hoá nó cả. Vì vậy hồ sơ của tôi hết sức sơ sài và không có gì nổi bật, thậm chí còn có cả lỗi chính tả. Sau này khi biết tin mình trượt, tôi đã rút ra được bài học thấm thía, đó là không bao giờ chủ quan và làm việc với tinh thần như vậy nữa. Nếu bạn làm việc với tinh thần là cầu may hay chỉ nghĩ được thì tốt, không được cũng không sao thì tôi nghĩ cơ hội của bạn đã giảm đi đáng kể, thậm chí không muốn nói là rất thấp. Do vậy giai đoạn này có thể tóm tắt bằng những bước như sau:
Xác định mục tiêu -> Lập kế hoạch -> Bắt tay vào hành động

II. KIẾM HỌC BỔNG DỄ HAY KHÓ?
Sau khi bạn thực sự quyết tâm 100% cho việc săn học bổng thì tôi có thể khẳng định rằng, việc kiếm học bổng không dễ, nhưng không quá khó. Tuy nhiên, đối với các học bổng danh giá thì ngoài các yếu tố quyết tâm, tài năng bạn còn phải có một chút may mắn nữa vì ở đó cuộc đua sẽ hết sức khốc liệt.
Tại sao tôi lại nghĩ nó không quá khó, đơn giản vì có rất nhiều học bổng tính cạnh tranh của nó không thật sự cao, nhiều khi chỉ vì bạn không để ý hoặc không quan tâm nên đã bỏ qua. Cũng có rất nhiều học bổng chỉ được truyền nhau qua bạn bè, anh em mà không hề có thông báo chính thức (thông báo ở Việt Nam hay trên Internet). Do đó khi bạn quan tâm đến học bổng, bạn sẽ tìm đủ cách để xem ở đâu có thể xin được học bổng, rõ ràng khi đó cơ hội của bạn sẽ tăng lên đáng kể. Trên thực tế, có rất nhiều người có đủ khả năng nhưng họ lại không tự tin có thể kiếm được học bổng hoặc nghĩ rằng học bổng không dành cho họ, như vậy khả năng được học bổng của họ là rất thấp dù họ là người có năng lực.
Cách đây mấy năm, khi học bổng của Liên minh Châu âu (Học bổng Erasmus Mundus) ra đời và có chương trình cửa sổ Châu á dành riêng cho các học sinh khu vực Châu á muốn sang học tập tại Châu âu, lúc đó rất ít sinh viên Việt Nam được biết, chủ yếu là du học sinh Việt Nam ở Châu âu mới có tin này. Vì vậy số lượng sinh viên Việt Nam nộp hồ sơ rất hạn chế. Nếu lúc đó bạn được biết tin này, chắc chắn cơ hội đạt học bổng của bạn cao hơn rất nhiều. Hay có rất nhiều chương trình học bổng của ngành, của bộ mà có thể rất nhiều bạn đến tận giờ bạn vẫn chưa biết, dù nó rất gần bạn. Tôi xin lấy ví dụ: học bổng của Tổng công ty Dầu khí dành cho con em trong ngành, học bổng đi học ở Trung Quốc của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam ưu tiên cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Ngay cá nhân tôi cũng vậy, trong quá trình đi tìm hiểu học bổng, tôi phát hiện ra rất nhiều học bổng mà trước đó tôi chưa từng nghĩ tới. Câu này các cụ nhà ta nói đúng “đi một ngày đàng, học một sàng khôn”.
III. CÁC LOẠI HỌC BỔNG:
Có rất nhiều dạng học bổng khác nhau, tuy nhiên tôi tạm phân loại ra như sau:
1. Học bổng chính phủ, vùng, bang
2. Học bổng của các tổ chức
3. Học bổng của các trường đại học
4. Học bổng dưới dạng nghiên cứu, trợ giảng, …

(1) Học bổng Chính phủ:
Thường là những học bổng danh giá, có tính cạnh tranh cao (do có giám khảo là người nước ngoài và họ là người ra quyết định, giám khảo người Việt mang tính tham khảo nhiều hơn), dành cho việc theo học tại nước cấp học bổng. Nếu có được học bổng này, bạn sẽ nhận được rất nhiều ưu đãi như: chi phí đi lại, sinh hoạt phí, tiền bảo hiểm, thủ tục visa. Ở Việt Nam, có rất nhiều học bổng như thế và thường được đại sứ quán các nước đặt ở Việt Nam quản lý, điều tiết. Ví dụ như học bổng của chính phủ Nhật (Monbusho), học bổng của chính phủ Pháp (Evaris Galois), học bổng của chính phủ Đức (DAAD). Bạn nên vào trang web của đại sứ quán các nước tại Việt Nam để biết thêm chi tiết. Ngoài ra để biết những học bổng chính phủ có liên kết với Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam, bạn có thể vào trang web của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Bản thân tôi cũng rất ngạc nhiên khi thấy thậm chí những nước như Mông Cổ cũng có học bổng này dành cho sinh viên Việt Nam. Vì vậy nếu bạn thực sự quan tâm sao không thử nhỉ, biết đâu bạn lại tìm thấy cơ hội cho mình. Ngoài ra còn có học bổng của các vùng, bang dành cho sinh viên ngoại quốc. Những học bổng này thực sự rất khó biết, nếu không đi sâu tìm hiểu rất khó để biết được là nó có tồn tại hay không. Có thể lấy ví dụ như: ở Pháp có học bổng vùng Ile de France, vùng Rhôn – Alpe … hay ở Nhật hầu như chính quyền các vùng đều có học bổng, bạn có thể tham khảo ở trang web của jasso.

(2) Học bổng của các tổ chức, công ty:
Thông thường đây là học bổng do các tổ chức quốc tế có mặt ở Việt Nam cung cấp. Những học bổng này thường cung cấp cho những chuyên ngành cụ thể (thường cùng ngành với công ty, tổ chức cấp học bổng), hoặc đa ngành (thường do các tổ chức phi chính phủ cấp). Như học bổng của tổ chức AUF (agence universitaire de la francophonie) chẳng hạn dành cho tất cả các ngành và dành cho sinh viên khối pháp ngữ, hay học bổng của ngân hàng phát triển châu á ADB cung cấp cho sinh viên theo học tại một số trường được chỉ định, hoặc học bổng của công ty Panasonic thì chỉ cung cấp cho một số ngành như điện tử, tự động hoá. Nói chung học bổng này có tính cạnh tranh cao, và đảm bảo tất cả các chi phí cơ bản cho việc học ở nước ngoài.

(3) Học bổng của các trường đại học:
Thông thường các trường đại học ở nước ngoài có quan hệ rất tốt với các cá nhân, tổ chức, công ty. Họ thường tìm cách vận động để các cá nhân, tổ chức và công ty đó cung cấp học bổng cho sinh viên nước ngoài theo học tại trường họ. Như vậy khi bạn có ý định nộp hồ sơ xin học bổng này bạn cần tìm hiểu trang web của trường và của tổ chức tài trợ để lấy thông tin cụ thể. Một số công ty, tổ chức có thể lồng thêm vào đó các điều kiện kèm theo như ký hợp đồng cam kết làm việc cho họ sau khi ra trường, tuy nhiên không phải lúc nào cũng vậy. Ví dụ như học bổng của Ngân hàng Phát triển Châu á ADB dành cho sinh viên theo học ở một số trường trong khu vực, chỉ yêu cầu cam kết sau khi học xong sẽ trở về cơ quan cũ mà không hề có ràng buộc phải làm việc cho họ sau khi ra trường. Thông thường để nhận được học bổng này bạn phải làm hồ sơ theo học tại trường, và nộp đơn xin học bổng qua trường.

(4) Học bổng dưới dạng nghiên cứu, trợ giảng…
Khác với các giáo sư Việt Nam, các giáo sư nước ngoài có vai trò rất lớn trong việc nhận ai đó vào học bởi họ có quyền và có chi phí nghiên cứu riêng, do đó nếu được sự ủng hộ của các giáo sư thì khả năng được nhận vào học và có học bổng (thông qua hình thức trợ giúp nghiên cứu RA, hoặc trợ giảng RA) sẽ cao hơn rất nhiều. Do đó, tôi khuyến khích các bạn nên liên hệ với các giáo sư của trường nộp hồ sơ, trước là gây dựng quan hệ, sau là xác định hướng nghiên cứu và đề tài nghiên cứu. Một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá hồ sơ của bạn là thư giới thiệu (letter of recommendation), nếu bạn quan hệ tốt với các giáo sư thì có thể họ sẽ viết thư giới thiệu cho bạn, bạn biết đấy, nếu được giáo sư của khoa giới thiệu thì khả năng hồ sơ của bạn được chấp nhận sẽ rất lớn. Ngoài ra việc tìm hiểu về các giáo sư trong khoa sẽ giúp bạn hiểu hơn về hướng nghiên cứu của giáo sư, từ đó chọn ra hướng nghiên cứu phù hợp với mình. Bạn đừng ngại trong việc liên lạc với các giáo sư và cũng đừng nản chí nếu một số lá thư đầu tiên không được trả lời. Đôi khi bạn phải kiên nhẫn vì nhiều giáo sư họ rất bận, nên có thể họ bỏ qua thư của bạn. Trong tình huống này, bạn nên viết thư hỏi tiếp, tất nhiên là cùng nội dung nhưng cách hỏi phải khác đi, giọng văn khác đi (các bạn nên có một quyển tuyển tập các bài viết thư mẫu, rất tiện dụng trong những tình huống như thế này). Các giáo sư khi đã thân quen rồi thì việc trả lời giúp bạn sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều, có thể họ còn tư vấn cho bạn trong một số lĩnh vực nhất định, thậm chí can thiệp cả vào quyết định có tiếp nhận bạn vào trường hay không. Tôi có thể khẳng định, những du học sinh đi theo học bổng của VEF, nếu không có các thư giới thiệu và giúp đỡ của các giáo sư Hoa Kỳ sẽ rất khó được nhận vào các trường top ở Hoa Kỳ. Tất nhiên có bạn có được học bổng mà không đi qua con đường này, nhưng nó mở rộng cơ hội của bạn thì tại sao bạn lại không thử nhỉ.
Ngoài những học bổng nói trên, còn có các dạng học bổng khác, tuy nhiên đây là những dạng học bổng cơ bản, dễ nắm bắt thông tin và các bạn có thể tiếp cận được.

IV. CÁCH THỨC SĂN HỌC BỔNG VÀ NỘP HỒ SƠ XIN HỌC.
(1). Chủ động tìm kiếm thông tin
Bạn là người đi tìm học bổng, do đó phải hết sức chủ động trong việc tìm kiếm và tự giải đáp các câu hỏi trong khi săn học bổng. Bạn đừng hi vọng tìm được tất cả các câu trả lời thông qua người khác, cũng đừng hi vọng khi đưa lên diễn đàn một câu hỏi chung chung mà có được câu trả lời xác đáng. Tôi thấy có rất nhiều bạn đặt ra câu hỏi rất chung chung trên một số diễn đàn du học như làm thế nào để tìm được học bổng? Học ở đâu thì tốt? Chi phí học tập ở một nước nào đó là bao nhiêu? Nếu thực sự bạn muốn tìm học bổng thì nên tự tìm hiểu thông tin và trả lời các câu hỏi đó, đừng hi vọng có câu trả lời thoả đáng cho câu hỏi này thông qua người khác. Vậy bạn sẽ tìm kiếm thông tin ở đâu? Theo tôi, quan trọng nhất vẫn là trang web của trường vì nó cung cấp cho bạn những thông tin quan trọng nhất, kế đó là các diễn đàn du học và các trang web về giáo dục. Thông thường các quốc gia và các trường đại học luôn muốn quảng bá hình ảnh giáo dục của nước và trường mình nên họ sẽ xây dựng các trang web về giáo dục nước đó hoặc về trường đó. Ở đó, bạn có thể tìm được rất nhiều thông tin như các ngành học, xếp hạng các trường, các kỳ thi và các chứng chỉ cần có, những yêu cầu tối thiểu. Nếu bạn cũng chưa biết bắt đầu từ đâu nữa thì tốt nhất các bạn nên đến đại sứ quán nước bạn dự định đi học để tìm hiểu thông tin. Bạn hãy yên tâm, thông tin ở đó rất nhiều và hoàn toàn miễn phí, lại còn được chỉ dẫn tận tình. Ngoài ra, các triển lãm du học cũng là một kênh thông tin rất bổ ích, ở đó bạn có thể có cơ hội gặp gỡ trực tiếp với đại diện trường định nộp hồ sơ, hiểu biết về nền giáo dục một nước nào đó, được thể hiện và thực hành ngoại ngữ … Tôi cũng không nhớ nổi là mình đã đi bao nhiêu triển lãm du học rồi, có những triển lãm rất bổ ích (do các đại sứ quán hoặc cơ quan giáo dục nước ngoài tổ chức), có những triển lãm du học thực sự vô bổ (do các công ty tư nhân của Việt nam tổ chức). Dù bạn tìm hiểu thông tin theo cách nào thì cũng luôn nhớ: tự tìm hiểu và trả lời những câu hỏi thắc của mình trước, trong trường hợp chưa biết có thể đặt câu hỏi nhưng phải là những câu hỏi cụ thể, tránh câu hỏi chung chung như tôi đã nêu ở trên.

(2) Tự đánh giá khả năng của bạn
Bạn phải tự xác định khả năng của mình thông qua tiêu chí của các tổ chức cấp học bổng để tìm được học bổng phù hợp. Nếu không, có thể bạn sẽ nộp hồ sơ vào những học bổng có yêu cầu cao hơn khả năng của bạn, dẫn đến giảm cơ hội nhận được học bổng. Còn nếu như bạn nộp hồ sơ xin học bổng vào những nơi mà yêu cầu thấp hơn so với khả năng của bạn thì có thể nó sẽ không đáp ứng được kỳ vọng của bạn. Do đó tự đánh giá khả năng của bạn sẽ là rất quan trọng.
Tuy nhiên, đánh giá khả năng của mình như thế nào thì lại rất khó (không chỉ là năng lực bản thân mà còn là khả năng nhận được học bổng), vì nó tuỳ thuộc vào tiêu chí đặt ra của các tổ chức cấp học bổng, có thể đối với tổ chức này bạn trở nên yếu thế nhưng với tổ chức khác bạn lại trở nên mạnh hơn rất nhiều. Do đó việc đánh giá khả năng của bạn tuỳ thuộc vào tiêu chí của tổ chức bạn dự định nộp hồ sơ. Điều này dẫn đến việc tìm hiểu học bổng của tổ chức cần nộp hồ sơ là hết sức cần thiết. Chẳng hạn, nếu bạn dự định thi học bổng 322 (Học bổng của Chính phủ Việt Nam) thì bạn phải là công chức nhà nước, nếu không, dù có giỏi đến mấy bạn cũng không thể có được học bổng này. Khi thi học bổng 322, bạn cần đánh giá đối thủ chính của mình là các giảng viên đại học (đặc biệt giáo viên của trường được ủy quyền tổ chức thi tuyển), các công chức làm việc trong viện nghiên cứu. Trong trường hợp này, đối thủ của bạn rõ ràng dễ xác định vì làm cùng ngành với mình, đặc biệt nếu bạn là cựu sinh viên của trường tổ chức thi. Ngược lại, học bổng của VEF chẳng hạn, có thể một vài ngành mới có một chỉ tiêu chung. Khi đó bạn phải chiến đấu không những với người cùng ngành mà còn người ngành khác, vì thế xác định đối thủ và khả năng đạt học bổng của mình sẽ khó hơn nhiều.

V. CHUẨN BỊ VÀ NỘP HỒ SƠ.
Đây là bước rất quan trọng, nó khẳng định thành quả công việc của bạn, nếu bạn tìm hiểu học bổng mà không làm hồ sơ thì coi như thành quả lao động của bạn chưa có.

(1) Thời gian chuẩn bị:
Theo tôi, thông thường là 2 năm (tính từ ngày chuẩn bị đến ngày lên đường đi học). Năm đầu tiên bạn chuẩn bị ngôn ngữ (thi một số chứng chỉ cần thiết như TOEFL, GRE … ) và chuyên môn (đọc tài liệu để có ý tưởng viết SOP và research proposal). Năm thứ 2 bạn chính thức làm hồ sơ và sau khi có kết quả chính thức bạn sẽ làm các thủ tục tiếp theo. Thường các trường nước ngoài nhận sinh viên quốc tế vào tháng 9 hàng năm. Nếu bạn nộp hồ sơ xin học tháng 9 năm nay thì thường là tháng 12 năm trước hoặc tháng 1 là hết hạn nộp hồ sơ, do đó chuẩn bị hồ sơ từ tháng 9 năm trước là hợp lý. Tôi có thể nêu một kế hoạch sơ bộ thế này:
1. Chuẩn bị thi ngoại ngữ : 6 – 12 tháng
2. Đọc tài liệu chuyên ngành (để có ý tưởng viết SOP và đề cương nghiên cứu), tìm hiểu trường, tổ chức cần nộp hồ sơ, cách thức xin học bổng: 6 tháng
3. Chuẩn bị hồ sơ: viết SOP, xin LOR, bảng điểm, hoàn thành các hồ sơ theo yêu cầu: 3-6 tháng.
4. Chờ đợi kết quả, liên hệ tìm hiểu thêm về trường mình nộp hồ sơ, tình hình hồ sơ: 1-3 tháng
5. Làm thủ tục đi học: 3 tháng
Như vậy quãng thời gian 2 năm theo tôi là khá hợp lý.

(2) Trình tự và những chú ý khi làm hồ sơ: 
Tôi có thể nêu một trình tự cơ bản như sau:
1. Xác định chuyên ngành và trường cần nộp hồ sơ
2. Hoàn thành hồ sơ
3. Kiểm tra hồ sơ
4. Gửi hồ sơ
5. Theo dõi hồ sơ sau khi gửi
Trong quá trình này bạn nên lưu ý những điểm sau:
Thứ nhất, xác định những chuyên ngành và trường định nộp hồ sơ, sau đó sử dụng bảng xếp hạng các trường đại học theo chuyên ngành để biết nên nộp hồ sơ vào trường nào. Tránh việc chỉ nộp hồ sơ vào những trường mà bạn nghĩ phù hợp với khả năng của mình. Ví dụ, nếu bạn nghĩ mình thể vào được những trường có rank 50-100 thì bạn nên nộp một vài hồ sơ vào những trường trong top 50, một vài hồ sơ vào những trường rank 50-100, vài hồ sơ vào những trường rank 100-200, như vậy sẽ an toàn hơn, vì biết đâu bạn lại được nhận vào trường tốt hơn mong đợi hoặc trong trường hợp không có trường nào mà bạn ưng ý tiếp nhận thì bạn vẫn có cơ hội ở những trường có rank thấp hơn.
Thứ hai, sau khi xác định được những trường cần nộp hồ sơ thì bạn bắt đầu làm hồ sơ. Một bộ hồ sơ sau đại học thường có bảng điểm, bằng, chứng chỉ ngoại ngữ, các chứng chỉ yêu cầu khác như GRE, GMAT, … , thư giới thiệu (LOR), đề cương nghiên cứu (research proposal) hoặc định hướng nghiên cứu (SOP), bản khai của trường bạn dự định nộp hồ sơ và hồ sơ xin học bổng (nếu bạn muốn xin học bổng). Trong số những giấy tờ nói trên, một số bạn cho rằng bảng điểm, bằng, chứng chỉ ngoại ngữ là quan trọng nhất, tuy nhiên theo tôi, LOR và SOP hoặc Research Proposal là quan trọng nhất vì nó thể hiện cái tôi của bạn lớn nhất. Thường bạn sẽ đăng ký nhiều trường, do đó bạn cần lập ra một cái bảng, trên đó chia thành nhiều cột, mỗi cột thể hiện một số thông tin cần thiết như deadline, yêu cầu cơ bản, những thủ tục đã hoàn thành, những thủ tục còn thiếu gì. Bảng này nên dán ở nơi dễ nhìn, như vậy bạn có thể kiểm soát những việc mình làm, tránh nhầm lẫn không cần thiết. Ngoài ra, bạn cũng nên xác định cho mình trường nào là trường bạn mong muốn nhất để tập trung sức lực cho nó. Bạn nên làm hồ sơ trường đó trước tiên, và xem đó như form chuẩn cho các trường sau. Tránh việc đầu tư dàn trải, làm hồ sơ trường nào cũng như nhau.
Thứ ba, hồ sơ của bạn phải làm hết sức cẩn thận, tránh sai sót, và phải được nhiều người đọc và cho ý kiến trước khi gửi đi. Tránh việc chỉ có bạn là người duy nhất đọc hồ sơ trước khi gửi đi vì như thế sai sót là khó tránh khỏi. Bạn có thể hình dung như thế này: đầu tiên hồ sơ của bạn sẽ được gửi đến thư ký, thư ký sẽ đọc hồ sơ của bạn, và loại đi những hồ sơ không đạt tiêu chuẩn. Sau bước này hồ sơ của bạn có thể được gửi đến người phụ trách chuyên ngành (thường là các trợ lý cho các giáo sư) xem xét để loại bớt và gửi những hồ sơ xứng đáng cho các giáo sư xem. Tiếp đến, các giáo sư sẽ xem xét hồ sơ, nếu họ chấp nhận thì coi như bạn có đến 90% cơ hội rồi, sau đó hội đồng tuyển sinh sẽ xem xét và ra quyết định chính thức. Nếu bạn xin học bổng thì tổ chức cấp học bổng sẽ xem xét thêm lần nữa để đưa ra kết quả cuối cùng. Như vậy, qua rất nhiều vòng xét tuyển, hồ sơ của bạn sẽ khó được chấp nhận nếu có sai sót. Hồ sơ của tôi cũng vậy, trước khi gửi đi, được khoảng 10 người đọc và cho ý kiến, trong đó có 2 giáo viên dạy tiếng anh, 2 người cùng chuyên ngành, 2 thầy giáo viết LOR và một số bạn bè tôi đọc. Qua từng người, tôi dần hoàn thiện hồ sơ của mình và tránh được các sai lầm không đáng có.
Thứ tư, hồ sơ của bạn phải thể hiện được cái tôi của bạn, nêu bật được những ưu thế của bạn, và tại sao bạn xứng đáng được nhận học bổng. Hồ sơ của bạn là hình ảnh của bạn trước hội đồng tuyển sinh, vì thế phải có cá tính và phải nhận mạnh, “bạn là người xứng đáng được học bổng vì bạn là người phù hợp với nó chứ không phải vì bạn là người giỏi nên họ phải chọn bạn”. Đây là điều mà tôi rất tâm đắc. Như tôi đã nói ở trên, trong hồ sơ quan trọng nhất là LOR, SOP, Research Proposal vì đây là những thứ trong hồ sơ mà bạn dễ cải thiện nhất và nêu được bạn là ai, bạn cần gì (SOP) và bạn được người khác đánh giá như thế nào (LOR). Để có một thư giới thiệu tốt (LOR), bạn nên xem giáo sư nào có thể viết thư giới thiệu cho mình, giáo sư nào có thể viết tốt về mình (positive), khi giáo sư viết, bạn nên cho họ xem toàn bộ hồ sơ của bạn để họ có cái nhìn toàn cảnh về nơi bạn định nộp hồ sơ và đặc biệt nên nhờ các giáo sư viết cái gì đó thật cụ thể, đừng có chung chung. Ví dụ như họ viết bạn đã cùng họ làm gì, qua đó họ nhận ra những ưu điểm của bạn sẽ tốt hơn là chỉ viết bạn là một sinh viên giỏi, cần cù, … Tôi lấy ra đây một lời khuyên của trường University of California, Berkeley dành cho những thí sinh có ý định nộp hồ sơ vào trường họ để các bạn rút ra kinh nghiệm “Demonstrate everything by example, don’t say directly that you are a persistent person, desmontrate it”. SOP cũng vậy, bạn nên thể hiện mình qua các ví dụ cụ thể để cho SOP là sản phẩm của riêng bạn chứ không phải ai khác. Đừng copy ý tưởng của người khác, vì như thế SOP của bạn sẽ trở nên thiếu chặt chẽ và lủng củng. Về điểm Toefl, GRE … và điểm GPA, người Việt mình không có thế mạnh lắm, đặc biệt so với các bạn ở Trung Quốc và Hàn quốc. Vậy làm thế nào để hồ sơ của bạn trở nên ấn tượng và có cá tính? Trước hết bạn hãy lên danh sách những tiêu chí mà theo bạn hội đồng tuyển sinh sẽ dựa vào đó để xét, sau đó bạn tự đánh giá bản thân mình theo tiêu chí đó, xem những tiêu chí nào mình có thể cải thiện được, tiêu chí nào không. Tôi lấy ra đây ví dụ phân tích của một bạn ở Trung Quốc đã nhận được học bổng đi du học ở Mỹ để các bạn có cái nhìn rõ hơn về vấn đề tôi vừa nêu. Sau khi phân tích bạn ấy đã đưa ra các tiêu chí và tự đánh giá như sau:
1. Undergraduate institution (probably unheard of by any of the school I’am applying to)
2. Undergraduate GPA (overall good, but shaky in some specific courses)
3. Recommendation letter (will be written by my professor and hopefully positive)
4. Background and publications in my major (weak and no time for any publications)
5. GRE (unknown)
6. Personal Statement (unknown)
Như vậy, theo bạn đó, rất khó cải thiện 4 tiêu chí đầu tiên, chỉ có 2 tiêu chí sau là có thể cải thiện được hình ảnh của bạn đó trong con mắt hội đồng xét tuyển và bạn đó đã làm theo đúng chiến thuật đề ra.
Qua ví dụ thực tế trên, tôi hi vọng các bạn tìm ra được cho riêng mình một chiến thuật hợp lý để cải thiện hình ảnh các bạn trong con mắt của hội đồng xét tuyển, bởi vì chỉ có bạn mới hiểu rõ bạn nhất, và cũng chỉ có bạn mới biết thể hiện cái tôi của mình hiệu quả nhất, qua đó nâng cao khả năng được tiếp nhận vào học và được học bổng của mình.
Thứ năm, gửi hồ sơ. Bạn nên tính toán để gửi hồ sơ, sao cho hồ sơ đến trường trước deadline sớm hơn khoảng 2 tuần. Vì có thể có một số giấy tờ của bạn bị thất lạc (điểm TOEFL, GRE, rất dễ bị thất lạc hoặc gửi muộn), hoặc một số giấy tờ bạn gửi đi không đạt yêu cầu, sẽ phải gửi lại. Nếu bạn gửi sớm thì bạn có thể gửi thư thường như thế sẽ đỡ tốn kém hơn so với gửi thư nhanh (gửi DHL, EMS). Bạn biết đấy, một bộ hồ sơ gửi đi Nhật nếu gửi thư thường có khi chỉ mất 50 ngàn, nếu gửi nhanh có khi phải mất 300 ngàn. Nếu bạn gửi nhiều hồ sơ thì rõ ràng chi phí này cần phải được cân nhắc.
Thứ sáu, thường xuyên theo dõi tình trạng hồ sơ sau khi hồ sơ đã gửi đi, không nên chỉ ngồi chờ đợi kết quả. Tôi kể ra đây những kinh nghiệm của mình với hi vọng các bạn nhận ra được vai trò quan trọng của việc liên lạc và theo dõi hồ sơ sau khi gửi đi. Thành thật mà nói, đây là quãng thời gian khó chịu, căng thẳng và hồi hộp nhất mà tôi từng trải qua. Tôi vào check email từng ngày, bạn có thể tưởng tượng được là ngày 16/12 tôi nộp hồ sơ (deadline là 24/12), ngày 26/1 năm sau tôi được trường đại học Tổng hợp Tokyo báo là mình vào danh sách shortlist, và phải hoàn thành các thủ tục tiếp theo để gửi hồ sơ làm thủ tục xin học bổng Monbusho (họ cho thời gian có 14 ngày) trong đó gồm cả làm hồ sơ, liên hệ với giáo sư, … (đúng vào dịp tết âm lịch nhà mình). Vì thế tôi phải co giò 2 chân 4 cẳng mà chạy, xin dấu cũng vào dịp tết. Sau đó tôi lại đợi từ 16/2 đến 1/7 mới có kết quả chính thức được học bổng. Đến bây giờ nghĩ lại tôi vẫn cứ thấy ớn, trong suốt hơn 4 tháng, ngày nào tôi cũng checkmail để xem hồ sơ đến đâu rồi, thỉnh thoảng lại còn liên hệ với giáo sư. Như vậy bạn có thể thấy, nếu tôi không checkmail và liên hệ với các giáo sư vào dịp tết đó có lẽ tôi đã bỏ lỡ cơ hội có được học bổng Monbusho. Đối với nhiều bạn đã từng được học bổng đi Mỹ, họ cũng chỉ ra rằng liên hệ với các giáo sư trước và sau khi nộp hồ là điều hết cần thiết. Bạn nên nhớ các giáo sư có thể cho bạn biết rất nhiều thông tin nóng hổi và tư vấn cho bạn. Một số giáo sư còn là cầu nối giữa bạn với hội đồng tuyển sinh, thậm chí họ có thể can thiệp đến kết quả của hội đồng xét tuyển. Vì vậy bạn nên chủ động liên hệ với các giáo sư, đừng nản chí nếu những lần đầu họ từ chối trả lời. Ban đầu tôi cũng rất ngại phải liên hệ với các giáo sư, vì cũng không biết viết như thế nào, viết có đúng văn phong, chính tả và ngữ pháp không, nhưng vì hoàn cảnh bắt buộc nên phải viết, sau rồi thấy viết cũng đơn giản và trở nên bình thường. Bây giờ nhìn lại những lá thư đầu tôi thấy sao hồi đó mình viết ngô nghê đến vậy (viết cho giáo sư mà cuối thư vẫn viết best regard). Còn về sức mạnh của nó, tôi lấy ra đây ví dụ của mình để các bạn thấy được sức mạnh của những lá thư đó. Khi tôi đăng ký đi học ở Pháp, trường Paris 12, hồ sơ online của tôi thiếu thông tin, nên bị loại ngay từ vòng xét tuyển online, lúc đó tôi rất bất ngờ vì cứ nghĩ là ổn thoả rồi. Thế rồi tôi nhờ bạn tôi học ở trường bên đó cầm hồ sơ của mình gặp trực tiếp giáo sư phụ trách. Sau khi xem xong hồ sơ, giáo sư nói là ok, nhưng vì họ không hiểu tại sao lý lịch công tác của tôi có gián đoạn (đáng lẽ viết từ năm … đến nay: làm gì thì theo thói quen tôi viết là năm … : làm gì), sau khi nghe bạn tôi giải thích giáo sư mới hiểu. Tuy nhiên vì đây là trường hợp đặc biệt nên giáo sư yêu cầu tôi nộp thêm chứng chỉ ngoại ngữ (bước nộp hồ sơ online không cần nộp chứng chỉ ngoại ngữ, qua bước online mới nộp hồ sơ chính thức đến sau) và sẽ thao khảo thêm ý kiến của người đã từng học ở trường tôi hiện đang học bên đó. Lúc đó, ngoại ngữ tôi đã thi rồi, điểm không cao lắm và nếu thi lại thì cũng không kịp nữa nên tôi đành viết một lá thư cho giáo sư phụ trách, và nói rõ là trước khi đi thi tôi chỉ có ít thời gian học nên kết quả không được như mong muốn, nay tôi đang học lớp ngoại ngữ tăng cường và trình độ ngoại ngữ của tôi giờ đã vượt xa lúc đi thi nên tôi tự tin mình theo học được. Nếu ông cần kiểm chứng tôi sẽ gọi điện cho ông, sau đó tôi viết thêm một lá thư nhờ bạn tôi liên hệ với anh bạn mà giáo sư định thao khảo ý kiến. Kết quả như bạn thấy đấy, chỉ sau một tuần, tôi nhận được thư chấp nhận của trường, thậm chí không cần gửi thêm hồ sơ đợt sau (hồ sơ chính thức). Tôi đã đảo ngược thế cờ chỉ trong có 1 tuần và cũng chẳng tốn mấy tiền cả. Bạn thấy đấy, nếu không chủ động thì có thể bạn sẽ bỏ lỡ cơ hội của chính mình.
IV. KINH NGHIỆM THI HỌC BỔNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ HỌC BỔNG CHÍNH PHỦ NHẬT
(1) Học bổng ngân sách nhà nước (học bổng theo đề án 322)
Hằng năm, chính phủ Việt Nam dành khoảng 400 suất học bổng để đào tạo cán bộ, công chức tại các cơ sở nước ngoài. Chi tiết về học bổng này có thể tham khảo tại trang web http://studylink.org/, tôi xin tóm tắt như sau, chỉ có cán bộ, công chức Nhà nước mới được thi học bổng này, ngành tuyển sinh rất đa dạng và bạn được chu cấp toàn bộ các chi phí cơ bản khi đi học ở nước ngoài như tiền vé máy bay đi về, tiền sinh hoạt phí, tiền học phí … Học bổng này ưu tiên đào tạo bậc sau đại học và được Bộ Giáo dục và Đào tạo uỷ quyền cho các cơ sở đào tạo trong nước tuyển chọn. Sau khi được các trường uỷ quyền tuyển chọn thông qua thi tuyển, trường sẽ gửi danh sách đề nghị trúng tuyển lên Ban điều hành Đề án 322, ban này sẽ là người ra quyết định cuối cùng. Sau đó các bạn có thể làm các thủ tục đăng ký đi học ở nước ngoài (lúc này mới thực sự tìm trường ở nước ngoài). Kỳ thi tuyển sinh diễn ra cùng với kỳ thi tuyển sinh sau đại học tại các trường được uỷ quyền. Trước tôi thi cao học nên không rõ đề thi nghiên cứu sinh có khác với đề thi trong nước không nhưng đề thi cao học thì giống với đề thi cao học trong nước, chỉ khác mỗi môn thi ngoại ngữ là được tổ chức riêng. Vì thế, bạn có thể tin là đề thi không quá khó. Tuy nhiên, kỳ thi này do các trường trong nước tuyển chọn, nên các giáo viên của cơ sở tuyển chọn có nhiều ưu thế hơn hẳn (truyền thống người Việt Nam ta mà). Theo thống kê như tôi được biết, trong số những người trúng tuyển thì cán bộ và giáo viên của trường được uỷ quyền hầu như lúc nào cũng chiếm đa số. Vì thế khi tham dự kỳ thi này các bạn cần xác định đúng đối thủ thực sự của mình chính là cán bộ và giáo viên của trường được uỷ quyền. Ngoài ra, những đối thủ đáng chú ý khác chính là giảng viên các trường đại học. Họ là những người làm cùng chuyên ngành, nếu tập trung đúng sức lực, họ sẽ trở thành đối thủ thực sự đáng gờm. Vì vậy, nếu bạn không phải là giảng viên, bạn cần phải nhập cuộc sớm hơn họ, như thế mới hi vọng đạt được mục tiêu của mình. Bản thân tôi cũng vậy, khi tham dự cuộc thi này, tôi đầu tư hơn 6 tháng chỉ để học các môn như toán và môn chuyên ngành (mặc dù đây là hai môn thế mạnh của tôi), vì tôi biết, mình cần phải cố gắng đạt điểm một cách tối đa mới hi vọng có thể vượt qua được các đối thủ chính. Tôi lấy ví dụ cụ thể như sau, nếu bạn thi chuyên ngành điện tử ở trường đại học Bách khoa Hà Nội thì chắc chắn các giảng viên trẻ ở bộ môn điện tử trường đại học Bách khoa Hà Nội sẽ là người có nhiều ưu thế nhất, tiếp đến là các giảng viên bộ môn điện tử ở các trường có chuyên ngành này. Qua ví dụ trên chắc bạn đã hiểu được ý tôi muốn nói. Tuy vậy, nếu chuẩn bị kỹ, bạn hoàn toàn có thể yên tâm và vững tin. Lợi thế của bạn chính là đề thi dễ, nếu không sai sót trong làm bài thì bạn hoàn toàn có cơ hội. Một điểm cần chú ý nữa là, vì trường trong nước tuyển chọn sơ bộ nên bạn không cần quan tâm đến những thứ như SOP và LOR, chỉ khi được chọn đi học nước ngoài và nộp hồ sơ vào trường ở nước ngoài bạn mới cần quan tâm đến chúng. Ngoài ra, để tập trung toàn bộ sức lực chiến đấu trong giai đoạn ôn thi chuyên ngành, bạn nên có chứng chỉ ngoại ngữ trước khi đi thi (đi Mỹ, Anh, Úc, Canada: toefl 550 hoặc tương đương, đi các nước khác: toefl 500 hoặc tương đương) vì như thế bạn sẽ được miễn thi môn ngoại ngữ. Đừng để ngoại ngữ trở thành rào cản của bạn. Các bạn có thể sử dụng Toefl nội bộ cũng được miễn là còn giá trị.
Qua những phân tích trên, bạn có thể thấy, kỳ thi này không khó, vậy tại sao các bạn không thử nhỉ?
(2) Học bổng Chính phủ Nhật (Học bổng Monbusho hay còn gọi là học bổng Mext)
Hằng năm, chính phủ Nhật đều dành một số lượng lớn học bổng cho các sinh viên quốc tế đến học tại Nhật Bản, trong đó có sinh viên Việt Nam. Để tiếp cận học bổng này, có 2 cách: thứ nhất là thông qua Đại sứ quán Nhật và Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam, thứ hai là thông qua các trường đại học ở Nhật. Chi tiết các bạn có thể tham khảo tại trang web http://studylink.org/. Trước tôi đi theo con đường thứ 2 nên những kinh nghiệm của tôi ở đây thuần tuý theo con đường này. Để xin học bổng Monbusho theo diện đại học tiến cử (University Recommendation) bạn cần phải nộp hồ sơ qua một trường đại học ở Nhật, sau khi được trường đó chấp thuận (bạn được vào danh sách shortlist), trường sẽ gửi danh sách đề nghị được học bổng Monbusho lên Bộ Giáo dục Nhật Bản, và bộ là người quyết định cuối cùng. Tuy nhiên, thường là các trường có số chỉ tiêu cố định hằng năm, và họ gửi danh sách đúng bằng số chỉ tiêu mà họ có, nên nếu được trường đồng ý thì gần như chắc chắn bạn sẽ được học bổng, còn Bộ Giáo dục Nhật Bản gần như chỉ xét duyệt về mặt thủ tục. Vì vậy để kiếm được học bổng theo con đường này, bạn cần phải chinh phục được trường ở bên Nhật. Cách thức để chinh phục được học bổng này về cơ bản giống với các kinh nghiệm mà tôi đã trình bày ở trên, ở đây tôi chỉ nhấn mạnh thêm một vài ý như sau. Thứ nhất là về LOR, thường các bạn nhờ giáo viên của mình viết cho, tuy nhiên trong trường hợp này, nếu người viết LOR cho bạn là một cựu sinh viên của trường định nộp thì rất tốt, và phải là người hiểu rõ về bạn. Người Nhật đánh giá cao các mối quan hệ cá nhân như thế, họ sẽ liên hệ trực tiếp đến người giới thiệu bạn để xem họ đánh giá như thế nào về bạn. Đối với họ, đây là cách đánh giá công tâm, hiệu quả (không như người Việt Nam mình, hay nể nả nhau). Không nên nhờ những người không hiểu về chuyên ngành bạn hoặc không rõ về bạn viết thư giới thiệu, dù người đó rất giỏi hoặc có chức vị cao. Ngoài ra, như tôi đã nói ở trên, nếu bạn làm quen được với giáo sư ở trường bên kia và được họ viết LOR cho thì hết sức thuận lợi, trong trường hợp họ đồng ý nhận bạn thì có nghĩa là bạn có đến 90% cơ hội. Thứ 2 là SOP hay Research Proposal, về cơ bản cả 2 thứ này đều thể hiện khả năng nghiên cứu của bạn. Tuy nhiên, người Nhật thường thích cái gì đó cụ thể, vì thế sẽ thích hợp hơn nếu thể hiện khả năng nghiên cứu của bạn thông qua việc áp dụng kiến thức để giải quyết một vấn đề cụ thể nào đó mà bạn dự định làm (Research Proposal) hơn là hơn là nói về khả năng nghiên cứu, cách thức giải quyết các vấn đề , định hướng nghiên cứu (SOP).
Trên đây là những kinh nghiệm của tôi trong quá trình săn học bổng, vì vậy không thể tránh khỏi thiếu sót, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các bạn. Hi vọng các bạn tìm được cho mình những thông tin bổ ích và thiết thực. Tôi cầu chúc những bạn có mong muốn đi học ở nước ngoài thành công trên con đường săn học bổng và may mắn.
Trong trường hợp các bạn có thắc mắc và thuộc phạm vi hiểu biết của mình, tôi hứa sẽ giúp đỡ một cách nhiệt tình, và tôi cũng mong những bạn đã có học bổng hãy dành chút thì giờ giúp đỡ những bạn đang tìm kiếm học bổng để dân Việt Nam mình có thể tự hào với các dân tộc khác về truyền thống hiếu học và tinh thần đoàn kết.
Nếu cần liên lạc, các bạn có thể mail cho tôi theo địa chỉ:
info@studylink.org
Xin chân thành cảm ơn!
CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG VÀ MAY MẮN!