Thứ Năm, 28 tháng 8, 2014

7 tuyệt phẩm thu hút du học sinhcủa đất nước Canada ???

Những thành phố như Toronto, Montreal,... vừa là địa chỉ du học thân thiết, đồng thời giúp bạn thoải mái bay bổng trong những hoạt động du ngoạn kỳ thú.

Một quốc gia xinh đẹp rộng lớn thứ hai thế giới, chứa đựng trong nó những cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp. Bạn có thể trượt tuyết, leo núi, đi bè, trượt băng..

Khám phá Toronto - thủ đô văn hóa, tài chính và giải trí

Nhiều trường ĐH nằm trong "tầm ngắm" của bạn, có thể kể đến Đại học Toronto, Waterloo, Đại học Queen, McMaster, Western Ontario, Đại học Ottawa,York hay Carleton.

Tại Toronto, tháp CN (Canadian National Tower) được coi là biểu tượng của đất nước Canada. Ngọn tháp nổi tiếng thế giới này từng được làm liên tục 24/24h trong vòng 40 tháng. Ngoài CN, bảo tàng Hoàng gia Ontario và sân vận động Toronto Maple Leafs cũng là nơi du lịch hấp dẫn cho bất cứ ai.

7 điều kỳ thú hấp dẫn du học sinh Canada

Nếu bạn muốn khám phá những góc sâu hơn của thành phố, bạn có thể ghé qua khu phố Tàu, Leslieville - nơi được bao bọc bởi những quán cà phê và khu bách hóa bắt mắt, có từ giữa thế kỷ.
Người ta vẫn thường nói rằng, một cách tuyệt vời nhất để cảm nhận Toronto là bạn một lần đến với lễ hội Caribana, để hòa mình vào cuộc diễu hành đường phố rộng lớn, nơi có những vũ công trang phục lộng lẫy đầy ánh sáng.

Thác Niagara hùng vĩ


Nằm ở biên giới Hoa Kỳ và Canada, độ hùng vĩ của con thác này tạo nên một cảnh tượng hiếm có. Thác tạo ra một nguồn thủy điện cực lớn cho xứ sở lá phong, đường cong thác hình móng ngựa ngoạn mục gợi lên bao nhiêu cảm hứng. Nếu đi từ thành phố Buffalo, bạn chỉ mất 20 phút đi bộ là tới con thác nổi tiếng này.

Lễ hội Calgary Stampede lớn nhất quả đất


Trọng tâm của lễ hội này là tại thành phố Calgary, tỉnh Alberta, Canada. Các cuộc thi như cưỡi bò điên, vật bò để trói, đua ngựa quanh thùng phuy...Đêm trình diễn ca nhạc, các màn triển lãm mới lạ độc đáo thu hút rất nhiều người xem. Lễ hội này thuộc loại có hạng trên thế giới và cũng là một điểm nhấn văn hóa mà du học sinh không nên bỏ lỡ. Nếu bạn đang học tại một trong số những ngôi trường này: British Columbia, Đại học Alberta, Calgary, Đại học Simon Fraser, Victoria, Manitoba... bạn hoàn toàn có thể tham gia.

Vườn quốc gia tự nhiên Banff tươi đẹp


Banff là thiên đường của nhà sinh thái học và phô diễn vẻ đẹp tự nhiên trên một quy mô cực rộng lớn. Ba khu trượt tuyết, một sân golf 27 lỗ...ngoài ra, bạn có thể cưỡi ngựa, chèo thuyền, tổ chức các chuyến đi trượt tuyết trên núi cao.

Lễ hội nhạc Jazz lớn nhất thế giới


Nếu bạn là du học sinh các trường McGill , Universite de Montreal , Đại học Laval , Đại học du Quebec , Concordia University, bạn có thể hòa mình vào cơ hội tốt nhất chỉ diễn ra vào mùa hè mỗi năm, thu hút hàng trăm ngàn người tham dự. Montréal - nơi diễn ra sân chơi âm nhạc hoành tráng này cũng là nơi tiếp nhận người Việt nhiều thứ nhì tại Canada.

Đừng bỏ qua bộ môn Khúc côn cầu


Bộ môn thể thao đồng đội trên băng, dùng gậy trượt ván để đánh bóng vào đầu đối phương, di chuyển tốc độ nhanh, chỉ có thể diễn ra ở những vùng đủ lạnh, tạo băng và độ cứng an toàn như Canada. Tại đất nước này, khúc côn cầu đã trở thành môn thể thao chính thức, rất được ưa chuộng và phổ biến.

Vancouver - thành phố tốt thứ tư thế giới

Vancouver có 5 trường đại học công lập: Đại học British Columbia đứng đầu về tổng số lượng sinh viên và chất lượng giáo dục, Đại học Simon Fraser đứng thứ hai, đại học Capilano, Emily Carr University of Art and Design, và đại học Kwantlen Polytechnic. Ngoài ra thành phố này còn có các trường đại học dân lập và các trường cao đẳng như đại học Trinity Westerner, NYIT, và Columbia College.


Khung cảnh đẹp như tranh vẽ của bán đảo Burrard, núi Blackcomb, Vancouver được đánh giá là một trong những thành phố dễ sống nhất trên thế giới. Nó cũng là một thành phố đặc trưng bởi sự đa dạng. Gần 50% dân số ở đây sử dụng tiếng Anh, mật độ dân số cao thứ ba ở Bắc Mỹ, chỉ sau New York và San Francisco. Những điều kiện tốt nhất, hiện đại chỉ có tại thành phố này.

Carnival mùa đông tại Quebec


Những du học canada các nơi khác hẳn sẽ "gatô" với sinh viên các trường McGill , Universite de Montreal, Laval, Quebec, Concordia University bởi chỉ có các bạn ấy mới có cơ hội trải nghiệm nhiệt độ dưới -40°C. Hàng loạt trò chơi giải trí như đua xe trượt tuyết, điêu khắc đá khổng lồ trên mặt hồ đóng băng... thu hút mỗi năm khoảng 1 triệu người.

Thứ Tư, 20 tháng 8, 2014

Tìm kiếm học bổng du học quốc tế như thế nào?

Thông thường các học bổng đại học rất hiếm, chủ yếu là các học bổng sau đại học, nghiên cứu sinh. Vậy, tìm kiếm học bổng du học thế nào?

Hiện nay, các nước phát triển đang ngày càng đẩy mạnh cung cấp các chương trình học bổng dành cho các nước đang phát triển đặc biệt là đối với các ngành nghề mà các nước đó đang khuyến khích phát triển. Có nhiều loại học bổng như học bổng toàn phần, học bổng một phần đến từ các trường đại học, các chính phủ hoặc các tổ chức quốc tế.

Các địa chỉ để tìm kiếm học bổng rất phong phú. Bạn có thể truy cập vào trang web của các trường đại học, các tổ chức quốc tế trự tiếp trao học bổng, phòng Thông tin-Văn hóa của đại sứ quán các nước, hoặc tại các công ty tư vấn du học_họ là những đại diện của các trường, các tổ chức quốc tế. Đó là những địa chỉ đáng tin cậy mà bạn có thể tìm kiếm các thông tin về chương trình học bổng, không những thế bạn còn có thể nhận được những trợ giúp hữu ích khác nữa.

Tìm kiếm học bổng du học thế nào?

Thông thường để đạt được học bổng của các trường đại học, bạn không cần cam kết nghĩa vụ sau khi hoàn thành khóa học, nhưng đối với học bổng của chính phủ và các tổ chức bạn cần phải đáp ứng một số yêu cầu như: độ tuổi, kinh nghiệm làm việc, sau khi hoàn thành xong khóa học phải cam kết phục vụ trong một lĩnh vực nào đó trong một khoảng thời gian nhất định.

Hầu hết việc nộp hồ sơ xin học bổng hoàn toàn miễn phí, trừ chi phí gửi hồ sơ qua bưu điện. Với một số nước, ứng viên phải có thư chấp thuận nhập học của một đại học có trong danh sách chương trình. Với các nước châu Âu, đơn chấp thuận có thể đăng ký miễn phí trực tuyến. Có nước phải đóng phí như đại học Úc thu phí khi xét duyệt đơn xin học bổng. Thông tin chi tiết đều có trên website của trường, các tổ chức cấp học bổng.

Việc hoàn tất các thủ tục cho hồ sơ xin học bổng sẽ tốn của bạn không ít thời gian,và sẽ càng khó khăn hơn nữa nếu bạn không xác định được bạn nên bắt đầu từ đâu. Hãy tham khảo ý kiến của những du học sinh trước, tìm hiểu thông tin trên các web trường đại học, các tổ chức cấp học bổng và các diễn đàn về du học. Ngoài ra, bạn còn có thể tìm đến các công ty tư vấn du học, họ sẽ giúp bạn lên một lộ trình phù hợp và tiết kiệm thời gian.

Bạn có nhận được hoc bong du hoc hay không hoàn toàn phụ thuộc vào hồ sơ xin học bổng của bạn, đó là tất cả những gì bạn thể hiện bản thân mình trước hội đồng xét duyệt học bổng. Ngoài các giấy tờ, bằng cấp liên quan thì phần viết luận của bạn phải thật sự ấn tượng. Ở đó, bạn phải thể hiện được trình độ năng lực của bạn thân thông qua ngôn từ, các diễn đạt ngắn gọn, xúc tích nhưng thông tin phải phong phú, đầy đủ.

Để làm được điều này quả thực không phải là việc đơn giản. hãy thuyết phục hội đồng xét duyệt học bổng bạn là ứng viên xứng đáng cho suất học bổng, việc bạn đi du hoc canada sẽ mang lại lợi ích gì cho đất nước bạn, cho đất nước cấp học bổng và rộng hơn là cho cộng đồng quốc tế. Vậy bạn còn chần chờ gì nữa, khi đọc bài viết này bạn hãy bắt đầu cuộc tìm kiếm cơ hội học bổng phù hợp cho mình nhé. Chúc bạn may mắn và thành công

Thứ Ba, 19 tháng 8, 2014

Bí quyết săn học bổng du học mới

Có rất nhiều điều bạn cần phải trang bị nếu muốn săn hoc bong du hoc. Tuy nhiên, nếu bạn đã từng cho rằng phải có bảng điểm “như mơ” mới... mơ tới học bổng du học thì hãy suy nghĩ lại nhé. Bởi lẽ, thực tế là có nhiều bạn học “cũng bình thường thôi!” nhưng vẫn “ẵm” học bổng “ngon lành”. Nắm được “bí quyết” và có kế hoạch chuẩn bị dài hơi, bạn cũng có thể thành công như họ.
Bí quyết săn học bổng du học mới
Kỹ năng giao tiếp và khả năng ngoại ngữ có thể bù đắp phần nào cho thành tích học tập.
Có thêm một bảng thành tích khác (ngoài học tập).  

1) Ba tháng trước, lúc Hoàng Giang (cựu học sinh lớp 11B trường Chuyên Ngữ - Hà Nội) rinh cùng lúc 3 học bổng của các trường trung học Mỹ và Anh khiến bạn bè ai nấy đều ngạc nhiên! Bởi xét về thành tích học tập, Giang không đình đám bằng các bạn cùng trường. Hẳn anh chàng có “bí quyết”?

Ở trường, thành tích học tập của Giang chỉ thuộc loại “thường thường bậc trung”. Nhưng liếc sang “sớ” hoạt động phong trào của anh chàng, bất kì ai cũng có thể “ngợp thở”. Ngay khi vào lớp 10, Giang đã tự tin ứng cử và được bầu vào vị trí phó bí thư Đoàn trường, phụ trách mảng phong trào - thể thao. Và trong lúc bạn bè còn chưa kịp quen mặt “phó bí” thì Giang đã “phát pháo” chương trình đón tân học sinh cực kì “nóng bỏng”. Trong đó, gây “chấn động” nhất là việc cho ra đời đội cổ động, tổ chức sân chơi thể thao liên hoàn. Thừa thắng xông lên, Giang thành lập đội bóng đá, rồi tổ chức giải đấu giao hữu giữa các trường. Chưa hết, anh chàng còn tập huấn các “cầu thủ” trở thành “phóng viên” chuyên quay phim, viết bài cho website của trường... Chính sự năng động của Giang đã “quyến rũ” phỏng vấn viên của các trường mà bạn muốn xin học bổng.

“Bí quyết” của Hoàng Giang là sự kiên trì. Suốt hai năm lớp 9 và 10, Giang liên tục “thử nghiệm” việc xin hoc bong du hoc. Với Giang, cứ mỗi lần phỏng vấn “rớt đài”, bạn lại rút ra bài học cho mình: hồ sơ phải đầy đủ, trả lời dứt khoát, bài luận cần nói rõ suy nghĩ của bản thân... Tích lũy một “bụng” kinh nghiệm, sang năm lớp 11, hầu như “vác” hồ sơ đến trường nào Giang cũng được “duyệt” học bổng.

2) Đức Hòa (lớp 11A trường Chuyên Ngữ, Hà Nội) cũng vừa rinh được học bổng du học phổ thông trung học Mỹ ASSIST và sẽ lên đường sang Mỹ vào cuối năm học này. Hòa cho biết: “Sức học của tớ thuộc loại trung bình. Tớ rinh được học bổng nhờ đầu tư viết bài luận công phu và tự tin khi dự phỏng vấn. Tớ nghĩ, khi săn học bổng du học, kỹ năng giao tiếp và khả năng ngoại ngữ có thể bù đắp phần nào cho thành tích học tập”.

Đức Hòa “bật mí”: “Trước buổi phỏng vấn, tớ liệt kê những câu hỏi thường gặp như: mối quan hệ gia đình, quá trình học tập, hoạt động xã hội, lí do muốn đi du học... Lúc mặt đối mặt với phỏng vấn viên, tớ luôn tỏ thái độ lắng nghe và dành vài giây để suy nghĩ trước khi trả lời. Trong lúc nói chuyện, tớ để ý xem người phỏng vấn quan tâm vấn đề gì thì tập trung nói nhiều về vấn đề đó, những điều khác tớ chỉ nói sơ qua nhằm tránh người đối diện cảm thấy bị mất thời gian”.

Bí quyết “ăn điểm” khi phỏng vấn.

3) Từ hồi học cấp 2, Thái Hưng (cựu học sinh lớp 12 chuyên Tin trường Phổ Thông Năng Khiếu, hiện là SV trường ĐHQG Singapore) đã lập trình cho mình “công thức” riêng: kiến thức từ trường lớp + hiểu biết xã hội = thành công. Với Hưng, học giỏi mà không biết gì về thế giới xung quanh thì cũng... dở ẹc. Giữ vị trí ủy viên BCH Đoàn trường, Hưng là đồng tác giả của ý tưởng tổ chức Hội sách Năng Khiếu (bán sách giảm giá cho học sinh), lễ hội dành cho học sinh lớp 10 và 12... Hưng còn nạp thêm vốn sống cho mình bằng việc thường xuyên “xí” chỗ ở những cuộc thi dành cho học sinh. Hưng “tiết lộ”: “Nhờ đi thi nhiều nên tớ khá tự tin. Bởi vậy, lúc phỏng vấn, tớ nói chuyện... tỉnh bơ. Hì hì!”. Bên cạnh chồng hồ sơ “dày cộm” với một loạt “hoạt động ngoài giờ lên lớp”, sự “tỉnh bơ” của Hưng đã giúp anh chàng rinh học bổng “khỏe re”... 

4) Sau vài lần nộp hồ sơ xin hoc bong du hoc, Hoàng Lan (SV trường ĐHQG Singapore) phát hiện một “bí mật” đáng giá: Nhiều trường không đánh giá cao bảng điểm bằng chiều hướng “lên dốc” của ứng viên. Với họ, sự tiến bộ, cách khắc phục khó khăn khi gặp trở ngại là tiêu chí để nhận xét khả năng của học sinh. Thế nên, lần cuối cùng dự phỏng vấn, Lan nhiệt tình chứng minh cho đại diện của trường thấy nỗ lực không ngừng của mình và bạn đã thành công...

“Bí quyết” hổ trợ:

- Để không bị... cà lăm khi đối diện với người lạ, trước khi đi phỏng vấn, bạn nên “diễn” một mình trước gương. Đừng quên chuẩn bị sẵn cách trả lời cho những câu hỏi thường gặp.

- Không cần thành tích xuất sắc không có nghĩa là bạn học quá... dở. Sẽ “bít cửa” đối với những ai “mù tịt” ngoại ngữ và học lực dưới mức trung bình. Trong lúc nói chuyện, bạn sẽ phải đề cập đến các vấn đề thời sự xã hội. Muốn vậy, bạn không thể làm ngơ với sách báo, tin tức giáo dục-kinh tế…

- Hãy xem buổi phỏng vấn như cuộc trò chuyện giữa hai người quen, bạn sẽ thấy thoải mái hơn. Đừng quên điều này: bạn chỉ là học sinh, những đề tài vĩ mô không thuộc “tầm kiểm soát” của bạn. Nhiều ứng viên từng bị “loại” khi thao thao nói về những chuyện “đao to búa lớn”, nhưng lại lúng túng trước những câu hỏi thông thường như: Thức dậy lúc mấy giờ? Thường làm gì trước khi đến trường, cuối tuần đi chơi ở đâu?... Tránh lỗi này nha bạn!

- Trước khi quyết định xin học bổng của trường nào, bạn cần tìm hiểu “lí lịch” của trường đó. Bạn có thể tham gia diễn đàn du học sinh của trường để tham khảo ý kiến những anh chị đi trước.

Chúc bạn thành công!

Một số kinh nghiệm săn học bổng du học và nộp hồ sơ theo học ở nước ngoài (bậc sau đại học)

Chào tất cả các bạn, đặc biệt là những bạn quan tâm đến hoc bong du hoc. Theo tôi, việc săn học bổng và nộp hồ sơ theo học ở nước ngoài có mối quan hệ mật thiết với nhau, và gần như bạn phải tiến hành đồng thời cả 2 quá trình trên. Đây là một cuộc chiến dai dẳng, đòi hỏi sự nỗ lực tối đa của mỗi cá nhân. Nếu không kiên trì và nhẫn nại, bạn không nên theo đuổi việc săn học bổng vì thời gian cần thiết để săn học bổng thường tối thiểu là 2 năm. Trong quãng thời gian đó, nhiều lúc bạn cảm thấy chán nản, lo âu, hồi hộp, thậm chí muốn buông xuôi hay bỏ cuộc. Vì vậy trước khi bắt đầu, bạn phải xác định đây là cuộc đua marathon và không có chỗ dành cho các vận động viên nghiệp dư. Cá nhân tôi cũng vậy, tôi mất hơn 2 năm để tìm học bổng và trường theo học, và thật may mắn, tôi có được 2 học bổng khác nhau, một là học bổng của Chính phủ Việt Nam (Đề án 322) để theo học ở Pháp và một là học bổng của Chính phủ Nhật (học bổng Monbusho hay còn gọi là học bổng MEXT) để theo học tại trường Đại học Tổng hợp Tokyo. Vì vậy những kinh nghiệm của tôi sẽ đặc biệt liên hệ đến 2 hình thức học bổng này, ngoài ra còn có một số kinh nghiệm khác tôi biết được trong quá trình săn học bổng. Tôi hi vọng các bạn sẽ tìm được cho mình con đường đúng đắn trong quá trình săn học bổng và may mắn.

Một số kinh nghiệm săn học bổng du học và nộp hồ sơ

I. KHỞI ĐỘNG
Đây là giai đoạn đầu tiên của quá trình săn học bổng và là giai đoạn quan trọng nhất. Trong giai đoạn này, bạn cần trả lời một cách trung thực những câu hỏi như:
1. Mục đích kiếm học bổng là gì?
2. Mình có thật sự muốn tìm học bổng không?
3. Cơ hội dành cho mình là bao nhiêu?
4. Nên bắt đầu từ đâu?
5. …
Tuy đây chỉ là những câu hỏi sơ bộ, nhưng hết sức cần thiết, vì bạn phải xác định rõ mục tiêu, mong muốn và khả năng của mình rồi mới bắt đầu công việc được. Khi biết tin tôi được học bổng, có nhiều bạn muốn tôi chia sẻ kinh nghiệm cá nhân và chỉ cho họ cách để đạt được học bổng nào đó. Có nhiều người khi hỏi câu này thì vẫn chưa xác định được mục đích kiếm học bổng của họ là gì và họ có thực sự muốn tìm học bổng hay không. Có người khi nghe tôi hỏi là có chấp nhận hi sinh bớt công việc hiện tại để dành sức cho việc săn học bổng không thì có vẻ lưỡng lự, chỉ điều đó thôi cũng đủ chứng tỏ họ chưa sẵn sàng cho việc săn học bổng. Bởi nếu đã sẵn sàng thì họ sẽ khẳng định chứ không còn lưỡng lự nữa. Do đó việc đầu tiên bạn cần phải làm là xác định lại tư tưởng cho mình, chỉ sau khi bạn đã hoàn toàn sẵn sàng thì cơ hội mới thực sự tìm đến bạn. Tôi xin lấy ví dụ từ chính bản thân mình, năm đầu tiên xin học bổng để đi du học ở Pháp, tôi nghĩ nó sẽ đến với mình vì lúc đó tôi nghĩ mình là người xứng đáng (sau khi đã xem xét các đối thủ, tiêu chí và quy trình tuyển chọn) được học bổng mà không hề nghĩ mình sẽ làm gì để cụ thể hoá nó cả. Vì vậy hồ sơ của tôi hết sức sơ sài và không có gì nổi bật, thậm chí còn có cả lỗi chính tả. Sau này khi biết tin mình trượt, tôi đã rút ra được bài học thấm thía, đó là không bao giờ chủ quan và làm việc với tinh thần như vậy nữa. Nếu bạn làm việc với tinh thần là cầu may hay chỉ nghĩ được thì tốt, không được cũng không sao thì tôi nghĩ cơ hội của bạn đã giảm đi đáng kể, thậm chí không muốn nói là rất thấp. Do vậy giai đoạn này có thể tóm tắt bằng những bước như sau:
Xác định mục tiêu -> Lập kế hoạch -> Bắt tay vào hành động

II. KIẾM HỌC BỔNG DỄ HAY KHÓ?
Sau khi bạn thực sự quyết tâm 100% cho việc săn học bổng thì tôi có thể khẳng định rằng, việc kiếm học bổng không dễ, nhưng không quá khó. Tuy nhiên, đối với các học bổng danh giá thì ngoài các yếu tố quyết tâm, tài năng bạn còn phải có một chút may mắn nữa vì ở đó cuộc đua sẽ hết sức khốc liệt.
Tại sao tôi lại nghĩ nó không quá khó, đơn giản vì có rất nhiều học bổng tính cạnh tranh của nó không thật sự cao, nhiều khi chỉ vì bạn không để ý hoặc không quan tâm nên đã bỏ qua. Cũng có rất nhiều học bổng chỉ được truyền nhau qua bạn bè, anh em mà không hề có thông báo chính thức (thông báo ở Việt Nam hay trên Internet). Do đó khi bạn quan tâm đến học bổng, bạn sẽ tìm đủ cách để xem ở đâu có thể xin được học bổng, rõ ràng khi đó cơ hội của bạn sẽ tăng lên đáng kể. Trên thực tế, có rất nhiều người có đủ khả năng nhưng họ lại không tự tin có thể kiếm được học bổng hoặc nghĩ rằng học bổng không dành cho họ, như vậy khả năng được học bổng của họ là rất thấp dù họ là người có năng lực.
Cách đây mấy năm, khi học bổng của Liên minh Châu âu (Học bổng Erasmus Mundus) ra đời và có chương trình cửa sổ Châu á dành riêng cho các học sinh khu vực Châu á muốn sang học tập tại Châu âu, lúc đó rất ít sinh viên Việt Nam được biết, chủ yếu là du học sinh Việt Nam ở Châu âu mới có tin này. Vì vậy số lượng sinh viên Việt Nam nộp hồ sơ rất hạn chế. Nếu lúc đó bạn được biết tin này, chắc chắn cơ hội đạt học bổng của bạn cao hơn rất nhiều. Hay có rất nhiều chương trình học bổng của ngành, của bộ mà có thể rất nhiều bạn đến tận giờ bạn vẫn chưa biết, dù nó rất gần bạn. Tôi xin lấy ví dụ: học bổng của Tổng công ty Dầu khí dành cho con em trong ngành, học bổng đi học ở Trung Quốc của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam ưu tiên cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Ngay cá nhân tôi cũng vậy, trong quá trình đi tìm hiểu học bổng, tôi phát hiện ra rất nhiều học bổng mà trước đó tôi chưa từng nghĩ tới. Câu này các cụ nhà ta nói đúng “đi một ngày đàng, học một sàng khôn”.
III. CÁC LOẠI HỌC BỔNG:
Có rất nhiều dạng học bổng khác nhau, tuy nhiên tôi tạm phân loại ra như sau:
1. Học bổng chính phủ, vùng, bang
2. Học bổng của các tổ chức
3. Học bổng của các trường đại học
4. Học bổng dưới dạng nghiên cứu, trợ giảng, …

(1) Học bổng Chính phủ:
Thường là những học bổng danh giá, có tính cạnh tranh cao (do có giám khảo là người nước ngoài và họ là người ra quyết định, giám khảo người Việt mang tính tham khảo nhiều hơn), dành cho việc theo học tại nước cấp học bổng. Nếu có được học bổng này, bạn sẽ nhận được rất nhiều ưu đãi như: chi phí đi lại, sinh hoạt phí, tiền bảo hiểm, thủ tục visa. Ở Việt Nam, có rất nhiều học bổng như thế và thường được đại sứ quán các nước đặt ở Việt Nam quản lý, điều tiết. Ví dụ như học bổng của chính phủ Nhật (Monbusho), học bổng của chính phủ Pháp (Evaris Galois), học bổng của chính phủ Đức (DAAD). Bạn nên vào trang web của đại sứ quán các nước tại Việt Nam để biết thêm chi tiết. Ngoài ra để biết những học bổng chính phủ có liên kết với Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam, bạn có thể vào trang web của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Bản thân tôi cũng rất ngạc nhiên khi thấy thậm chí những nước như Mông Cổ cũng có học bổng này dành cho sinh viên Việt Nam. Vì vậy nếu bạn thực sự quan tâm sao không thử nhỉ, biết đâu bạn lại tìm thấy cơ hội cho mình. Ngoài ra còn có học bổng của các vùng, bang dành cho sinh viên ngoại quốc. Những học bổng này thực sự rất khó biết, nếu không đi sâu tìm hiểu rất khó để biết được là nó có tồn tại hay không. Có thể lấy ví dụ như: ở Pháp có học bổng vùng Ile de France, vùng Rhôn – Alpe … hay ở Nhật hầu như chính quyền các vùng đều có học bổng, bạn có thể tham khảo ở trang web của jasso.

(2) Học bổng của các tổ chức, công ty:
Thông thường đây là học bổng do các tổ chức quốc tế có mặt ở Việt Nam cung cấp. Những học bổng này thường cung cấp cho những chuyên ngành cụ thể (thường cùng ngành với công ty, tổ chức cấp học bổng), hoặc đa ngành (thường do các tổ chức phi chính phủ cấp). Như học bổng của tổ chức AUF (agence universitaire de la francophonie) chẳng hạn dành cho tất cả các ngành và dành cho sinh viên khối pháp ngữ, hay học bổng của ngân hàng phát triển châu á ADB cung cấp cho sinh viên theo học tại một số trường được chỉ định, hoặc học bổng của công ty Panasonic thì chỉ cung cấp cho một số ngành như điện tử, tự động hoá. Nói chung học bổng này có tính cạnh tranh cao, và đảm bảo tất cả các chi phí cơ bản cho việc học ở nước ngoài.

(3) Học bổng của các trường đại học:
Thông thường các trường đại học ở nước ngoài có quan hệ rất tốt với các cá nhân, tổ chức, công ty. Họ thường tìm cách vận động để các cá nhân, tổ chức và công ty đó cung cấp học bổng cho sinh viên nước ngoài theo học tại trường họ. Như vậy khi bạn có ý định nộp hồ sơ xin học bổng này bạn cần tìm hiểu trang web của trường và của tổ chức tài trợ để lấy thông tin cụ thể. Một số công ty, tổ chức có thể lồng thêm vào đó các điều kiện kèm theo như ký hợp đồng cam kết làm việc cho họ sau khi ra trường, tuy nhiên không phải lúc nào cũng vậy. Ví dụ như học bổng của Ngân hàng Phát triển Châu á ADB dành cho sinh viên theo học ở một số trường trong khu vực, chỉ yêu cầu cam kết sau khi học xong sẽ trở về cơ quan cũ mà không hề có ràng buộc phải làm việc cho họ sau khi ra trường. Thông thường để nhận được học bổng này bạn phải làm hồ sơ theo học tại trường, và nộp đơn xin học bổng qua trường.

(4) Học bổng dưới dạng nghiên cứu, trợ giảng…
Khác với các giáo sư Việt Nam, các giáo sư nước ngoài có vai trò rất lớn trong việc nhận ai đó vào học bởi họ có quyền và có chi phí nghiên cứu riêng, do đó nếu được sự ủng hộ của các giáo sư thì khả năng được nhận vào học và có học bổng (thông qua hình thức trợ giúp nghiên cứu RA, hoặc trợ giảng RA) sẽ cao hơn rất nhiều. Do đó, tôi khuyến khích các bạn nên liên hệ với các giáo sư của trường nộp hồ sơ, trước là gây dựng quan hệ, sau là xác định hướng nghiên cứu và đề tài nghiên cứu. Một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá hồ sơ của bạn là thư giới thiệu (letter of recommendation), nếu bạn quan hệ tốt với các giáo sư thì có thể họ sẽ viết thư giới thiệu cho bạn, bạn biết đấy, nếu được giáo sư của khoa giới thiệu thì khả năng hồ sơ của bạn được chấp nhận sẽ rất lớn. Ngoài ra việc tìm hiểu về các giáo sư trong khoa sẽ giúp bạn hiểu hơn về hướng nghiên cứu của giáo sư, từ đó chọn ra hướng nghiên cứu phù hợp với mình. Bạn đừng ngại trong việc liên lạc với các giáo sư và cũng đừng nản chí nếu một số lá thư đầu tiên không được trả lời. Đôi khi bạn phải kiên nhẫn vì nhiều giáo sư họ rất bận, nên có thể họ bỏ qua thư của bạn. Trong tình huống này, bạn nên viết thư hỏi tiếp, tất nhiên là cùng nội dung nhưng cách hỏi phải khác đi, giọng văn khác đi (các bạn nên có một quyển tuyển tập các bài viết thư mẫu, rất tiện dụng trong những tình huống như thế này). Các giáo sư khi đã thân quen rồi thì việc trả lời giúp bạn sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều, có thể họ còn tư vấn cho bạn trong một số lĩnh vực nhất định, thậm chí can thiệp cả vào quyết định có tiếp nhận bạn vào trường hay không. Tôi có thể khẳng định, những du học sinh đi theo học bổng của VEF, nếu không có các thư giới thiệu và giúp đỡ của các giáo sư Hoa Kỳ sẽ rất khó được nhận vào các trường top ở Hoa Kỳ. Tất nhiên có bạn có được học bổng mà không đi qua con đường này, nhưng nó mở rộng cơ hội của bạn thì tại sao bạn lại không thử nhỉ.
Ngoài những học bổng nói trên, còn có các dạng học bổng khác, tuy nhiên đây là những dạng học bổng cơ bản, dễ nắm bắt thông tin và các bạn có thể tiếp cận được.

IV. CÁCH THỨC SĂN HỌC BỔNG VÀ NỘP HỒ SƠ XIN HỌC.
(1). Chủ động tìm kiếm thông tin
Bạn là người đi tìm học bổng, do đó phải hết sức chủ động trong việc tìm kiếm và tự giải đáp các câu hỏi trong khi săn học bổng. Bạn đừng hi vọng tìm được tất cả các câu trả lời thông qua người khác, cũng đừng hi vọng khi đưa lên diễn đàn một câu hỏi chung chung mà có được câu trả lời xác đáng. Tôi thấy có rất nhiều bạn đặt ra câu hỏi rất chung chung trên một số diễn đàn du học như làm thế nào để tìm được học bổng? Học ở đâu thì tốt? Chi phí học tập ở một nước nào đó là bao nhiêu? Nếu thực sự bạn muốn tìm học bổng thì nên tự tìm hiểu thông tin và trả lời các câu hỏi đó, đừng hi vọng có câu trả lời thoả đáng cho câu hỏi này thông qua người khác. Vậy bạn sẽ tìm kiếm thông tin ở đâu? Theo tôi, quan trọng nhất vẫn là trang web của trường vì nó cung cấp cho bạn những thông tin quan trọng nhất, kế đó là các diễn đàn du học và các trang web về giáo dục. Thông thường các quốc gia và các trường đại học luôn muốn quảng bá hình ảnh giáo dục của nước và trường mình nên họ sẽ xây dựng các trang web về giáo dục nước đó hoặc về trường đó. Ở đó, bạn có thể tìm được rất nhiều thông tin như các ngành học, xếp hạng các trường, các kỳ thi và các chứng chỉ cần có, những yêu cầu tối thiểu. Nếu bạn cũng chưa biết bắt đầu từ đâu nữa thì tốt nhất các bạn nên đến đại sứ quán nước bạn dự định đi học để tìm hiểu thông tin. Bạn hãy yên tâm, thông tin ở đó rất nhiều và hoàn toàn miễn phí, lại còn được chỉ dẫn tận tình. Ngoài ra, các triển lãm du học cũng là một kênh thông tin rất bổ ích, ở đó bạn có thể có cơ hội gặp gỡ trực tiếp với đại diện trường định nộp hồ sơ, hiểu biết về nền giáo dục một nước nào đó, được thể hiện và thực hành ngoại ngữ … Tôi cũng không nhớ nổi là mình đã đi bao nhiêu triển lãm du học rồi, có những triển lãm rất bổ ích (do các đại sứ quán hoặc cơ quan giáo dục nước ngoài tổ chức), có những triển lãm du học thực sự vô bổ (do các công ty tư nhân của Việt nam tổ chức). Dù bạn tìm hiểu thông tin theo cách nào thì cũng luôn nhớ: tự tìm hiểu và trả lời những câu hỏi thắc của mình trước, trong trường hợp chưa biết có thể đặt câu hỏi nhưng phải là những câu hỏi cụ thể, tránh câu hỏi chung chung như tôi đã nêu ở trên.

(2) Tự đánh giá khả năng của bạn
Bạn phải tự xác định khả năng của mình thông qua tiêu chí của các tổ chức cấp học bổng để tìm được học bổng phù hợp. Nếu không, có thể bạn sẽ nộp hồ sơ vào những học bổng có yêu cầu cao hơn khả năng của bạn, dẫn đến giảm cơ hội nhận được học bổng. Còn nếu như bạn nộp hồ sơ xin học bổng vào những nơi mà yêu cầu thấp hơn so với khả năng của bạn thì có thể nó sẽ không đáp ứng được kỳ vọng của bạn. Do đó tự đánh giá khả năng của bạn sẽ là rất quan trọng.
Tuy nhiên, đánh giá khả năng của mình như thế nào thì lại rất khó (không chỉ là năng lực bản thân mà còn là khả năng nhận được học bổng), vì nó tuỳ thuộc vào tiêu chí đặt ra của các tổ chức cấp học bổng, có thể đối với tổ chức này bạn trở nên yếu thế nhưng với tổ chức khác bạn lại trở nên mạnh hơn rất nhiều. Do đó việc đánh giá khả năng của bạn tuỳ thuộc vào tiêu chí của tổ chức bạn dự định nộp hồ sơ. Điều này dẫn đến việc tìm hiểu học bổng của tổ chức cần nộp hồ sơ là hết sức cần thiết. Chẳng hạn, nếu bạn dự định thi học bổng 322 (Học bổng của Chính phủ Việt Nam) thì bạn phải là công chức nhà nước, nếu không, dù có giỏi đến mấy bạn cũng không thể có được học bổng này. Khi thi học bổng 322, bạn cần đánh giá đối thủ chính của mình là các giảng viên đại học (đặc biệt giáo viên của trường được ủy quyền tổ chức thi tuyển), các công chức làm việc trong viện nghiên cứu. Trong trường hợp này, đối thủ của bạn rõ ràng dễ xác định vì làm cùng ngành với mình, đặc biệt nếu bạn là cựu sinh viên của trường tổ chức thi. Ngược lại, học bổng của VEF chẳng hạn, có thể một vài ngành mới có một chỉ tiêu chung. Khi đó bạn phải chiến đấu không những với người cùng ngành mà còn người ngành khác, vì thế xác định đối thủ và khả năng đạt học bổng của mình sẽ khó hơn nhiều.

V. CHUẨN BỊ VÀ NỘP HỒ SƠ.
Đây là bước rất quan trọng, nó khẳng định thành quả công việc của bạn, nếu bạn tìm hiểu học bổng mà không làm hồ sơ thì coi như thành quả lao động của bạn chưa có.

(1) Thời gian chuẩn bị:
Theo tôi, thông thường là 2 năm (tính từ ngày chuẩn bị đến ngày lên đường đi học). Năm đầu tiên bạn chuẩn bị ngôn ngữ (thi một số chứng chỉ cần thiết như TOEFL, GRE … ) và chuyên môn (đọc tài liệu để có ý tưởng viết SOP và research proposal). Năm thứ 2 bạn chính thức làm hồ sơ và sau khi có kết quả chính thức bạn sẽ làm các thủ tục tiếp theo. Thường các trường nước ngoài nhận sinh viên quốc tế vào tháng 9 hàng năm. Nếu bạn nộp hồ sơ xin học tháng 9 năm nay thì thường là tháng 12 năm trước hoặc tháng 1 là hết hạn nộp hồ sơ, do đó chuẩn bị hồ sơ từ tháng 9 năm trước là hợp lý. Tôi có thể nêu một kế hoạch sơ bộ thế này:
1. Chuẩn bị thi ngoại ngữ : 6 – 12 tháng
2. Đọc tài liệu chuyên ngành (để có ý tưởng viết SOP và đề cương nghiên cứu), tìm hiểu trường, tổ chức cần nộp hồ sơ, cách thức xin học bổng: 6 tháng
3. Chuẩn bị hồ sơ: viết SOP, xin LOR, bảng điểm, hoàn thành các hồ sơ theo yêu cầu: 3-6 tháng.
4. Chờ đợi kết quả, liên hệ tìm hiểu thêm về trường mình nộp hồ sơ, tình hình hồ sơ: 1-3 tháng
5. Làm thủ tục đi học: 3 tháng
Như vậy quãng thời gian 2 năm theo tôi là khá hợp lý.

(2) Trình tự và những chú ý khi làm hồ sơ: 
Tôi có thể nêu một trình tự cơ bản như sau:
1. Xác định chuyên ngành và trường cần nộp hồ sơ
2. Hoàn thành hồ sơ
3. Kiểm tra hồ sơ
4. Gửi hồ sơ
5. Theo dõi hồ sơ sau khi gửi
Trong quá trình này bạn nên lưu ý những điểm sau:
Thứ nhất, xác định những chuyên ngành và trường định nộp hồ sơ, sau đó sử dụng bảng xếp hạng các trường đại học theo chuyên ngành để biết nên nộp hồ sơ vào trường nào. Tránh việc chỉ nộp hồ sơ vào những trường mà bạn nghĩ phù hợp với khả năng của mình. Ví dụ, nếu bạn nghĩ mình thể vào được những trường có rank 50-100 thì bạn nên nộp một vài hồ sơ vào những trường trong top 50, một vài hồ sơ vào những trường rank 50-100, vài hồ sơ vào những trường rank 100-200, như vậy sẽ an toàn hơn, vì biết đâu bạn lại được nhận vào trường tốt hơn mong đợi hoặc trong trường hợp không có trường nào mà bạn ưng ý tiếp nhận thì bạn vẫn có cơ hội ở những trường có rank thấp hơn.
Thứ hai, sau khi xác định được những trường cần nộp hồ sơ thì bạn bắt đầu làm hồ sơ. Một bộ hồ sơ sau đại học thường có bảng điểm, bằng, chứng chỉ ngoại ngữ, các chứng chỉ yêu cầu khác như GRE, GMAT, … , thư giới thiệu (LOR), đề cương nghiên cứu (research proposal) hoặc định hướng nghiên cứu (SOP), bản khai của trường bạn dự định nộp hồ sơ và hồ sơ xin học bổng (nếu bạn muốn xin học bổng). Trong số những giấy tờ nói trên, một số bạn cho rằng bảng điểm, bằng, chứng chỉ ngoại ngữ là quan trọng nhất, tuy nhiên theo tôi, LOR và SOP hoặc Research Proposal là quan trọng nhất vì nó thể hiện cái tôi của bạn lớn nhất. Thường bạn sẽ đăng ký nhiều trường, do đó bạn cần lập ra một cái bảng, trên đó chia thành nhiều cột, mỗi cột thể hiện một số thông tin cần thiết như deadline, yêu cầu cơ bản, những thủ tục đã hoàn thành, những thủ tục còn thiếu gì. Bảng này nên dán ở nơi dễ nhìn, như vậy bạn có thể kiểm soát những việc mình làm, tránh nhầm lẫn không cần thiết. Ngoài ra, bạn cũng nên xác định cho mình trường nào là trường bạn mong muốn nhất để tập trung sức lực cho nó. Bạn nên làm hồ sơ trường đó trước tiên, và xem đó như form chuẩn cho các trường sau. Tránh việc đầu tư dàn trải, làm hồ sơ trường nào cũng như nhau.
Thứ ba, hồ sơ của bạn phải làm hết sức cẩn thận, tránh sai sót, và phải được nhiều người đọc và cho ý kiến trước khi gửi đi. Tránh việc chỉ có bạn là người duy nhất đọc hồ sơ trước khi gửi đi vì như thế sai sót là khó tránh khỏi. Bạn có thể hình dung như thế này: đầu tiên hồ sơ của bạn sẽ được gửi đến thư ký, thư ký sẽ đọc hồ sơ của bạn, và loại đi những hồ sơ không đạt tiêu chuẩn. Sau bước này hồ sơ của bạn có thể được gửi đến người phụ trách chuyên ngành (thường là các trợ lý cho các giáo sư) xem xét để loại bớt và gửi những hồ sơ xứng đáng cho các giáo sư xem. Tiếp đến, các giáo sư sẽ xem xét hồ sơ, nếu họ chấp nhận thì coi như bạn có đến 90% cơ hội rồi, sau đó hội đồng tuyển sinh sẽ xem xét và ra quyết định chính thức. Nếu bạn xin học bổng thì tổ chức cấp học bổng sẽ xem xét thêm lần nữa để đưa ra kết quả cuối cùng. Như vậy, qua rất nhiều vòng xét tuyển, hồ sơ của bạn sẽ khó được chấp nhận nếu có sai sót. Hồ sơ của tôi cũng vậy, trước khi gửi đi, được khoảng 10 người đọc và cho ý kiến, trong đó có 2 giáo viên dạy tiếng anh, 2 người cùng chuyên ngành, 2 thầy giáo viết LOR và một số bạn bè tôi đọc. Qua từng người, tôi dần hoàn thiện hồ sơ của mình và tránh được các sai lầm không đáng có.
Thứ tư, hồ sơ của bạn phải thể hiện được cái tôi của bạn, nêu bật được những ưu thế của bạn, và tại sao bạn xứng đáng được nhận học bổng. Hồ sơ của bạn là hình ảnh của bạn trước hội đồng tuyển sinh, vì thế phải có cá tính và phải nhận mạnh, “bạn là người xứng đáng được học bổng vì bạn là người phù hợp với nó chứ không phải vì bạn là người giỏi nên họ phải chọn bạn”. Đây là điều mà tôi rất tâm đắc. Như tôi đã nói ở trên, trong hồ sơ quan trọng nhất là LOR, SOP, Research Proposal vì đây là những thứ trong hồ sơ mà bạn dễ cải thiện nhất và nêu được bạn là ai, bạn cần gì (SOP) và bạn được người khác đánh giá như thế nào (LOR). Để có một thư giới thiệu tốt (LOR), bạn nên xem giáo sư nào có thể viết thư giới thiệu cho mình, giáo sư nào có thể viết tốt về mình (positive), khi giáo sư viết, bạn nên cho họ xem toàn bộ hồ sơ của bạn để họ có cái nhìn toàn cảnh về nơi bạn định nộp hồ sơ và đặc biệt nên nhờ các giáo sư viết cái gì đó thật cụ thể, đừng có chung chung. Ví dụ như họ viết bạn đã cùng họ làm gì, qua đó họ nhận ra những ưu điểm của bạn sẽ tốt hơn là chỉ viết bạn là một sinh viên giỏi, cần cù, … Tôi lấy ra đây một lời khuyên của trường University of California, Berkeley dành cho những thí sinh có ý định nộp hồ sơ vào trường họ để các bạn rút ra kinh nghiệm “Demonstrate everything by example, don’t say directly that you are a persistent person, desmontrate it”. SOP cũng vậy, bạn nên thể hiện mình qua các ví dụ cụ thể để cho SOP là sản phẩm của riêng bạn chứ không phải ai khác. Đừng copy ý tưởng của người khác, vì như thế SOP của bạn sẽ trở nên thiếu chặt chẽ và lủng củng. Về điểm Toefl, GRE … và điểm GPA, người Việt mình không có thế mạnh lắm, đặc biệt so với các bạn ở Trung Quốc và Hàn quốc. Vậy làm thế nào để hồ sơ của bạn trở nên ấn tượng và có cá tính? Trước hết bạn hãy lên danh sách những tiêu chí mà theo bạn hội đồng tuyển sinh sẽ dựa vào đó để xét, sau đó bạn tự đánh giá bản thân mình theo tiêu chí đó, xem những tiêu chí nào mình có thể cải thiện được, tiêu chí nào không. Tôi lấy ra đây ví dụ phân tích của một bạn ở Trung Quốc đã nhận được học bổng đi du học ở Mỹ để các bạn có cái nhìn rõ hơn về vấn đề tôi vừa nêu. Sau khi phân tích bạn ấy đã đưa ra các tiêu chí và tự đánh giá như sau:
1. Undergraduate institution (probably unheard of by any of the school I’am applying to)
2. Undergraduate GPA (overall good, but shaky in some specific courses)
3. Recommendation letter (will be written by my professor and hopefully positive)
4. Background and publications in my major (weak and no time for any publications)
5. GRE (unknown)
6. Personal Statement (unknown)
Như vậy, theo bạn đó, rất khó cải thiện 4 tiêu chí đầu tiên, chỉ có 2 tiêu chí sau là có thể cải thiện được hình ảnh của bạn đó trong con mắt hội đồng xét tuyển và bạn đó đã làm theo đúng chiến thuật đề ra.
Qua ví dụ thực tế trên, tôi hi vọng các bạn tìm ra được cho riêng mình một chiến thuật hợp lý để cải thiện hình ảnh các bạn trong con mắt của hội đồng xét tuyển, bởi vì chỉ có bạn mới hiểu rõ bạn nhất, và cũng chỉ có bạn mới biết thể hiện cái tôi của mình hiệu quả nhất, qua đó nâng cao khả năng được tiếp nhận vào học và được học bổng của mình.
Thứ năm, gửi hồ sơ. Bạn nên tính toán để gửi hồ sơ, sao cho hồ sơ đến trường trước deadline sớm hơn khoảng 2 tuần. Vì có thể có một số giấy tờ của bạn bị thất lạc (điểm TOEFL, GRE, rất dễ bị thất lạc hoặc gửi muộn), hoặc một số giấy tờ bạn gửi đi không đạt yêu cầu, sẽ phải gửi lại. Nếu bạn gửi sớm thì bạn có thể gửi thư thường như thế sẽ đỡ tốn kém hơn so với gửi thư nhanh (gửi DHL, EMS). Bạn biết đấy, một bộ hồ sơ gửi đi Nhật nếu gửi thư thường có khi chỉ mất 50 ngàn, nếu gửi nhanh có khi phải mất 300 ngàn. Nếu bạn gửi nhiều hồ sơ thì rõ ràng chi phí này cần phải được cân nhắc.
Thứ sáu, thường xuyên theo dõi tình trạng hồ sơ sau khi hồ sơ đã gửi đi, không nên chỉ ngồi chờ đợi kết quả. Tôi kể ra đây những kinh nghiệm của mình với hi vọng các bạn nhận ra được vai trò quan trọng của việc liên lạc và theo dõi hồ sơ sau khi gửi đi. Thành thật mà nói, đây là quãng thời gian khó chịu, căng thẳng và hồi hộp nhất mà tôi từng trải qua. Tôi vào check email từng ngày, bạn có thể tưởng tượng được là ngày 16/12 tôi nộp hồ sơ (deadline là 24/12), ngày 26/1 năm sau tôi được trường đại học Tổng hợp Tokyo báo là mình vào danh sách shortlist, và phải hoàn thành các thủ tục tiếp theo để gửi hồ sơ làm thủ tục xin học bổng Monbusho (họ cho thời gian có 14 ngày) trong đó gồm cả làm hồ sơ, liên hệ với giáo sư, … (đúng vào dịp tết âm lịch nhà mình). Vì thế tôi phải co giò 2 chân 4 cẳng mà chạy, xin dấu cũng vào dịp tết. Sau đó tôi lại đợi từ 16/2 đến 1/7 mới có kết quả chính thức được học bổng. Đến bây giờ nghĩ lại tôi vẫn cứ thấy ớn, trong suốt hơn 4 tháng, ngày nào tôi cũng checkmail để xem hồ sơ đến đâu rồi, thỉnh thoảng lại còn liên hệ với giáo sư. Như vậy bạn có thể thấy, nếu tôi không checkmail và liên hệ với các giáo sư vào dịp tết đó có lẽ tôi đã bỏ lỡ cơ hội có được học bổng Monbusho. Đối với nhiều bạn đã từng được học bổng đi Mỹ, họ cũng chỉ ra rằng liên hệ với các giáo sư trước và sau khi nộp hồ là điều hết cần thiết. Bạn nên nhớ các giáo sư có thể cho bạn biết rất nhiều thông tin nóng hổi và tư vấn cho bạn. Một số giáo sư còn là cầu nối giữa bạn với hội đồng tuyển sinh, thậm chí họ có thể can thiệp đến kết quả của hội đồng xét tuyển. Vì vậy bạn nên chủ động liên hệ với các giáo sư, đừng nản chí nếu những lần đầu họ từ chối trả lời. Ban đầu tôi cũng rất ngại phải liên hệ với các giáo sư, vì cũng không biết viết như thế nào, viết có đúng văn phong, chính tả và ngữ pháp không, nhưng vì hoàn cảnh bắt buộc nên phải viết, sau rồi thấy viết cũng đơn giản và trở nên bình thường. Bây giờ nhìn lại những lá thư đầu tôi thấy sao hồi đó mình viết ngô nghê đến vậy (viết cho giáo sư mà cuối thư vẫn viết best regard). Còn về sức mạnh của nó, tôi lấy ra đây ví dụ của mình để các bạn thấy được sức mạnh của những lá thư đó. Khi tôi đăng ký đi học ở Pháp, trường Paris 12, hồ sơ online của tôi thiếu thông tin, nên bị loại ngay từ vòng xét tuyển online, lúc đó tôi rất bất ngờ vì cứ nghĩ là ổn thoả rồi. Thế rồi tôi nhờ bạn tôi học ở trường bên đó cầm hồ sơ của mình gặp trực tiếp giáo sư phụ trách. Sau khi xem xong hồ sơ, giáo sư nói là ok, nhưng vì họ không hiểu tại sao lý lịch công tác của tôi có gián đoạn (đáng lẽ viết từ năm … đến nay: làm gì thì theo thói quen tôi viết là năm … : làm gì), sau khi nghe bạn tôi giải thích giáo sư mới hiểu. Tuy nhiên vì đây là trường hợp đặc biệt nên giáo sư yêu cầu tôi nộp thêm chứng chỉ ngoại ngữ (bước nộp hồ sơ online không cần nộp chứng chỉ ngoại ngữ, qua bước online mới nộp hồ sơ chính thức đến sau) và sẽ thao khảo thêm ý kiến của người đã từng học ở trường tôi hiện đang học bên đó. Lúc đó, ngoại ngữ tôi đã thi rồi, điểm không cao lắm và nếu thi lại thì cũng không kịp nữa nên tôi đành viết một lá thư cho giáo sư phụ trách, và nói rõ là trước khi đi thi tôi chỉ có ít thời gian học nên kết quả không được như mong muốn, nay tôi đang học lớp ngoại ngữ tăng cường và trình độ ngoại ngữ của tôi giờ đã vượt xa lúc đi thi nên tôi tự tin mình theo học được. Nếu ông cần kiểm chứng tôi sẽ gọi điện cho ông, sau đó tôi viết thêm một lá thư nhờ bạn tôi liên hệ với anh bạn mà giáo sư định thao khảo ý kiến. Kết quả như bạn thấy đấy, chỉ sau một tuần, tôi nhận được thư chấp nhận của trường, thậm chí không cần gửi thêm hồ sơ đợt sau (hồ sơ chính thức). Tôi đã đảo ngược thế cờ chỉ trong có 1 tuần và cũng chẳng tốn mấy tiền cả. Bạn thấy đấy, nếu không chủ động thì có thể bạn sẽ bỏ lỡ cơ hội của chính mình.
IV. KINH NGHIỆM THI HỌC BỔNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ HỌC BỔNG CHÍNH PHỦ NHẬT
(1) Học bổng ngân sách nhà nước (học bổng theo đề án 322)
Hằng năm, chính phủ Việt Nam dành khoảng 400 suất học bổng để đào tạo cán bộ, công chức tại các cơ sở nước ngoài. Chi tiết về học bổng này có thể tham khảo tại trang web http://studylink.org/, tôi xin tóm tắt như sau, chỉ có cán bộ, công chức Nhà nước mới được thi học bổng này, ngành tuyển sinh rất đa dạng và bạn được chu cấp toàn bộ các chi phí cơ bản khi đi học ở nước ngoài như tiền vé máy bay đi về, tiền sinh hoạt phí, tiền học phí … Học bổng này ưu tiên đào tạo bậc sau đại học và được Bộ Giáo dục và Đào tạo uỷ quyền cho các cơ sở đào tạo trong nước tuyển chọn. Sau khi được các trường uỷ quyền tuyển chọn thông qua thi tuyển, trường sẽ gửi danh sách đề nghị trúng tuyển lên Ban điều hành Đề án 322, ban này sẽ là người ra quyết định cuối cùng. Sau đó các bạn có thể làm các thủ tục đăng ký đi học ở nước ngoài (lúc này mới thực sự tìm trường ở nước ngoài). Kỳ thi tuyển sinh diễn ra cùng với kỳ thi tuyển sinh sau đại học tại các trường được uỷ quyền. Trước tôi thi cao học nên không rõ đề thi nghiên cứu sinh có khác với đề thi trong nước không nhưng đề thi cao học thì giống với đề thi cao học trong nước, chỉ khác mỗi môn thi ngoại ngữ là được tổ chức riêng. Vì thế, bạn có thể tin là đề thi không quá khó. Tuy nhiên, kỳ thi này do các trường trong nước tuyển chọn, nên các giáo viên của cơ sở tuyển chọn có nhiều ưu thế hơn hẳn (truyền thống người Việt Nam ta mà). Theo thống kê như tôi được biết, trong số những người trúng tuyển thì cán bộ và giáo viên của trường được uỷ quyền hầu như lúc nào cũng chiếm đa số. Vì thế khi tham dự kỳ thi này các bạn cần xác định đúng đối thủ thực sự của mình chính là cán bộ và giáo viên của trường được uỷ quyền. Ngoài ra, những đối thủ đáng chú ý khác chính là giảng viên các trường đại học. Họ là những người làm cùng chuyên ngành, nếu tập trung đúng sức lực, họ sẽ trở thành đối thủ thực sự đáng gờm. Vì vậy, nếu bạn không phải là giảng viên, bạn cần phải nhập cuộc sớm hơn họ, như thế mới hi vọng đạt được mục tiêu của mình. Bản thân tôi cũng vậy, khi tham dự cuộc thi này, tôi đầu tư hơn 6 tháng chỉ để học các môn như toán và môn chuyên ngành (mặc dù đây là hai môn thế mạnh của tôi), vì tôi biết, mình cần phải cố gắng đạt điểm một cách tối đa mới hi vọng có thể vượt qua được các đối thủ chính. Tôi lấy ví dụ cụ thể như sau, nếu bạn thi chuyên ngành điện tử ở trường đại học Bách khoa Hà Nội thì chắc chắn các giảng viên trẻ ở bộ môn điện tử trường đại học Bách khoa Hà Nội sẽ là người có nhiều ưu thế nhất, tiếp đến là các giảng viên bộ môn điện tử ở các trường có chuyên ngành này. Qua ví dụ trên chắc bạn đã hiểu được ý tôi muốn nói. Tuy vậy, nếu chuẩn bị kỹ, bạn hoàn toàn có thể yên tâm và vững tin. Lợi thế của bạn chính là đề thi dễ, nếu không sai sót trong làm bài thì bạn hoàn toàn có cơ hội. Một điểm cần chú ý nữa là, vì trường trong nước tuyển chọn sơ bộ nên bạn không cần quan tâm đến những thứ như SOP và LOR, chỉ khi được chọn đi học nước ngoài và nộp hồ sơ vào trường ở nước ngoài bạn mới cần quan tâm đến chúng. Ngoài ra, để tập trung toàn bộ sức lực chiến đấu trong giai đoạn ôn thi chuyên ngành, bạn nên có chứng chỉ ngoại ngữ trước khi đi thi (đi Mỹ, Anh, Úc, Canada: toefl 550 hoặc tương đương, đi các nước khác: toefl 500 hoặc tương đương) vì như thế bạn sẽ được miễn thi môn ngoại ngữ. Đừng để ngoại ngữ trở thành rào cản của bạn. Các bạn có thể sử dụng Toefl nội bộ cũng được miễn là còn giá trị.
Qua những phân tích trên, bạn có thể thấy, kỳ thi này không khó, vậy tại sao các bạn không thử nhỉ?
(2) Học bổng Chính phủ Nhật (Học bổng Monbusho hay còn gọi là học bổng Mext)
Hằng năm, chính phủ Nhật đều dành một số lượng lớn học bổng cho các sinh viên quốc tế đến học tại Nhật Bản, trong đó có sinh viên Việt Nam. Để tiếp cận học bổng này, có 2 cách: thứ nhất là thông qua Đại sứ quán Nhật và Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam, thứ hai là thông qua các trường đại học ở Nhật. Chi tiết các bạn có thể tham khảo tại trang web http://studylink.org/. Trước tôi đi theo con đường thứ 2 nên những kinh nghiệm của tôi ở đây thuần tuý theo con đường này. Để xin học bổng Monbusho theo diện đại học tiến cử (University Recommendation) bạn cần phải nộp hồ sơ qua một trường đại học ở Nhật, sau khi được trường đó chấp thuận (bạn được vào danh sách shortlist), trường sẽ gửi danh sách đề nghị được học bổng Monbusho lên Bộ Giáo dục Nhật Bản, và bộ là người quyết định cuối cùng. Tuy nhiên, thường là các trường có số chỉ tiêu cố định hằng năm, và họ gửi danh sách đúng bằng số chỉ tiêu mà họ có, nên nếu được trường đồng ý thì gần như chắc chắn bạn sẽ được học bổng, còn Bộ Giáo dục Nhật Bản gần như chỉ xét duyệt về mặt thủ tục. Vì vậy để kiếm được học bổng theo con đường này, bạn cần phải chinh phục được trường ở bên Nhật. Cách thức để chinh phục được học bổng này về cơ bản giống với các kinh nghiệm mà tôi đã trình bày ở trên, ở đây tôi chỉ nhấn mạnh thêm một vài ý như sau. Thứ nhất là về LOR, thường các bạn nhờ giáo viên của mình viết cho, tuy nhiên trong trường hợp này, nếu người viết LOR cho bạn là một cựu sinh viên của trường định nộp thì rất tốt, và phải là người hiểu rõ về bạn. Người Nhật đánh giá cao các mối quan hệ cá nhân như thế, họ sẽ liên hệ trực tiếp đến người giới thiệu bạn để xem họ đánh giá như thế nào về bạn. Đối với họ, đây là cách đánh giá công tâm, hiệu quả (không như người Việt Nam mình, hay nể nả nhau). Không nên nhờ những người không hiểu về chuyên ngành bạn hoặc không rõ về bạn viết thư giới thiệu, dù người đó rất giỏi hoặc có chức vị cao. Ngoài ra, như tôi đã nói ở trên, nếu bạn làm quen được với giáo sư ở trường bên kia và được họ viết LOR cho thì hết sức thuận lợi, trong trường hợp họ đồng ý nhận bạn thì có nghĩa là bạn có đến 90% cơ hội. Thứ 2 là SOP hay Research Proposal, về cơ bản cả 2 thứ này đều thể hiện khả năng nghiên cứu của bạn. Tuy nhiên, người Nhật thường thích cái gì đó cụ thể, vì thế sẽ thích hợp hơn nếu thể hiện khả năng nghiên cứu của bạn thông qua việc áp dụng kiến thức để giải quyết một vấn đề cụ thể nào đó mà bạn dự định làm (Research Proposal) hơn là hơn là nói về khả năng nghiên cứu, cách thức giải quyết các vấn đề , định hướng nghiên cứu (SOP).
Trên đây là những kinh nghiệm của tôi trong quá trình săn học bổng, vì vậy không thể tránh khỏi thiếu sót, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các bạn. Hi vọng các bạn tìm được cho mình những thông tin bổ ích và thiết thực. Tôi cầu chúc những bạn có mong muốn đi học ở nước ngoài thành công trên con đường săn học bổng và may mắn.
Trong trường hợp các bạn có thắc mắc và thuộc phạm vi hiểu biết của mình, tôi hứa sẽ giúp đỡ một cách nhiệt tình, và tôi cũng mong những bạn đã có học bổng hãy dành chút thì giờ giúp đỡ những bạn đang tìm kiếm học bổng để dân Việt Nam mình có thể tự hào với các dân tộc khác về truyền thống hiếu học và tinh thần đoàn kết.
Nếu cần liên lạc, các bạn có thể mail cho tôi theo địa chỉ:
info@studylink.org
Xin chân thành cảm ơn!
CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG VÀ MAY MẮN!

Những điều cần biết về giáo dục Đại Học tại Anh

Đa số các các khóa học lấy bằng cử nhân du hoc Anh đều có chương trình học từ kết hợp chuyên ngành kép (từ hai chuyên ngành trở lên). Đó có thể nằm trong chương trình danh dự kết hợp hoặc liên kết.



1. 3-4 năm để nhận bằng Cử nhân

Ở nước Anh, Bắc Ailen và xứ Wales, du hoc Anh chương trình cử nhân thường kéo dài 3 năm rồi dẫn đến chương trình cấp bằng danh dự (Honours Bachelor’s Degree), chẳng hạn bằng Cử nhân Truyền thông hoặc Cử nhân Kinh doanh.

Trong khi đó, tại Scotland, sinh viên sẽ phải mất 3 năm để hoàn thành chương trình bình thường (Bachelor’s Degree) và 4 năm để lấy bằng danh dự (Honours Bachelor’s Degree). Tùy thuộc vào truyền thống của từng trường, các sinh viên theo học chương trình đại học ở Scotland đôi khi còn cấp bằng thạc sĩ (Thạc sĩ Chuyên ngành xã hội, Thạc sĩ Khoa học hoặc Thạc sĩ Tiếng Anh...)

2. Học chuyên ngành kép ở bậc Đại học

Đa số các các khóa học lấy bằng cử nhân đều có chương trình học từ kết hợp chuyên ngành kép (từ hai chuyên ngành trở lên). Đó có thể nằm trong chương trình du hoc Anh danh dự kết hợp hoặc liên kết. Chương trình cấp bằng kết hợp sẽ bao gồm các chuyên ngành khác nhau và không nhất thiết phải “na ná” nhau (chẳng hạn Chương trình Cử nhân Kinh doanh kết hợp với Tiếng Pháp).

Các khóa học đan xen cũng giống như các chương trình cấp bằng khác, nhưng bạn sẽ có thêmmột năm học hỏi kinh nghiệm làm việc thực tế. Điều này thường có nghĩa là khóa học kéo dài 4 năm thay vì 3 năm như thông thường.

3. Lựa chọn nào ngoài Đại học?

Chương trình cử nhân là lựa chọn phổ biến nhất để lấy bằng đại học.

Tuy nhiên cũng có những lựa chọn khác như HND/HNC (Chứng chỉ hướng nghiệp cao cấp quốc gia hoặc Bằng hướng nghiệp cao cấp quốc gia), chương trình dự bị đại học và DipHE. Sau khi đã hoàn thành các chương trình học kể trên, bạn có thể chuyển tiếp vào năm cuối chương trình cử nhân.

HND hoặc HNC

Chứng chỉ HND (Higher National Diploma) là chứng chỉ chính quy học trong 2 năm. Chứng chỉ HNC (Higher National Certificate) là một chứng chỉ tương tự, du hoc My nhưng thường học theo hình thức ngoài giờ. Hai chứng chỉ này được coi như chứng chỉ học nghề với mục đích tích lũy kinh nghiệm thực hành thay vì học lý thuyết.


HNC và HND có thể giúp bạn vào học năm thứ 2 hoặc năm thứ 3 một số chương trình đại học. Bạn có thể lấy các bằng du hoc Anh và chứng chỉ này tại một trường cao đẳng đào tạo đại học, hoặc tại một trường đại học ở Anh, Bắc Ailen và Wales.

Ở Scotland, HNC là khóa học chính quy 1 năm, tương đương với năm thứ nhất của khóa học cử nhân, còn HND tương đương với năm thứ hai.

Chương trình dự bị đại học

Chương trình đào tạo dự bị đại học thường có liên quan đến công việc, giúp phát triển nghề nghiệp trong một loạt các lĩnh vực nghề nghiệp liên quan. Mặc dù bản thân đã là một chương trình được phép cấp bằng sau khi hoàn thành khóa học, nhưng cũng có thể giúp bạn học chuyển tiếp vào năm thứ 2 hoặc năm thứ 3 trong chương trình cử nhân. Các bạn có thể đối chiếu 2 chương trình A-level và Foundation để xem chương trình nào phù hợp với điều kiện của bạn nhất.

Chương trình cao đẳng (DipHE)

Đây là chứng chỉ được cấp sau 2 năm học tập tại một cơ sở đào tạo đại học ở Anh. Bằng này có thể giúp sinh viên vào học chương trình cử nhân tại năm thứ 2 hoặc 3 tại một trường đại học ở Anh. Bằng cách này, du hoc Anh sinh viên có thể hoàn thành chương trình học và sau đó học chuyển tiếp lên những năm học đầu tiên của chương trình danh dự và chuyển đổi chứng chỉ cao đẳng thành bằng cử nhân.

4. Tiêu chuẩn vào Đại học khi du học anh

Tùy vào từng trường sẽ có những yêu cầu đầu vào khác nhau, cách tốt nhất là bạn hãy tìm đến trang web của trường để nắm được yêu cầu cụ thể. Dưới đâ là một số tiêu chuẩn chung để được nhận vào học Đại học ở Vương quốc Anh:

Chứng chỉ học Phổ thông / Bằng IB

Khả năng tiếng Anh: 4.0 - 5.0 cho khóa học chuyển tiếp, 5.5 - 6.0 cho khóa học đại học. Một số trường đại học có thể chấp nhận TOEFL thay vì IELTS.

Thứ Hai, 18 tháng 8, 2014

Tư vấn du học tại New Zealand

Chương trình tư vấn du học New Zealand là một lựa chọn hàng đầu của các điểm đến cho các sinh viên từ khắp nơi trên thế giới. Đến năm 2009, New Zealand đã thu hút 93.505 sinh viên nước ngoài và với chính sách visa hiện tại của họ, con số này chắc chắn là đang phát triển trong một thời gian ngắn.

Thuộc tính quan trọng của Tu van du hoc New Zealand bao gồm:

Chỉ số Hòa bình Toàn cầu nổi tiếng vừa được công nhận New Zealand là điểm đến nguy hiểm nhất trên thế giới.
 
Hơn 99% học sinh học tiếng Anh du hoc new zealand muốn giới thiệu bạn bè của họ để theo đuổi giáo dục ở đất nước này (nguồn: Du học ngoại ngữ)
Trong ngày 09 tháng 7 năm 2010, New Zealand đã giành giải thưởng uy tín Hans B. Thorelli do Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ.
 
Giành được giải thưởng đầu tiên và thứ hai về thành tích Fedex Junior tại Singapore và các giáo sư xuất sắc về Tài chính tại Úc và New Zealand trong năm 2009
63% các trường đại học ở New Zealand được liệt kê trong học tập của bảng xếp hạng năm sáng tác bởi Thượng Hải Đại học giao thông.
 
Môn khoa học giảng dạy tại các trường trung học du hoc new zealand đứng thứ hai trên thế giới
New Zealandalso hành quy định về học sinh phúc lợi, và ban hành các tiêu chuẩn về học sinh sức khỏe và hạnh phúc.
 
Bằng không phải là mục tiêu quan trọng chỉ dành cho sinh viên nước ngoài học tập tại New Zealand. Bên cạnh việc giáo dục đạt tiêu chuẩn cao, hầu hết các sinh viên đến học tại New Zealand cũng là sau khi kinh nghiệm của các nền văn hóa, cảnh quan, và lối sống.

Điểm nổi bật của New Zealand Giáo dục.
 
đây là 27 trường đào tạo tiếng Anh kết nối với các trường cao đẳng và đại học ở New Zealand và một 83 trường đào tạo tiếng Anh tin.
 
Hiện có hơn 400 trường trung học (thường được gọi là trường trung học, học ngữ pháp và college), từ lớp 9 đến lớp 13 (13 tuổi đến 18 tuổi) cung cấp chương trình giáo dục đa năng.
 
Có 8 trường đại học quốc gia cung cấp các khóa học về cả đào tạo học thuật và kỹ năng
 
Các trường Đại học New Zealand cung cấp một loạt các chương trình như kinh doanh, khoa học và nghệ thuật. Mỗi trường đại học có đặc sản riêng của mình như y tế, công nghệ, luật, máy tính, nông nghiệp, công nghiệp và môi trường.
 
Tất cả các trường đại học ở New Zealand nhà nước và phải đáp ứng các yêu cầu chất lượng cao và tiêu chuẩn.
 
Liên Apollo ở nước ngoài tư vấn cho một sự lựa chọn thông minh của các trường và chương trình học

Chủ Nhật, 17 tháng 8, 2014

DU HỌC ANH: TRƯỜNG ĐẠI HỌC WESTMINSTER

Đại học Westminster nằm ở trung tâm thủ đô Luân Đôn, Anh Quốc. Du hoc Anh đây là một trong những trường đại học Anh Quốc nổi tiếng đối với sinh viên quốc tế bởi chất lượng đào tạo, cơ sở hiện đại.


Trường có nhiều chương trình khác nhau, đào tạo từ cử nhân, thạc sĩ (cả tín chỉ lẫn nghiên cứu) cho đến tiến sĩ cùng cả những khóa chuyên ngành và những khóa ngắn hạn. Rất nhiều học sinh tham dự học ngoài giờ, vào các khóa học buổi tối hoặc trong ngày.

1. Vì sao nên học trường Đại Học Westminster

Đại học Westminster được xếp hạng thứ 55 trong 122 cơ sở giáo dục cấp đại học tại nước Anh (theo báo The Guardian – 2005)

Du hoc Anh đại học Westminster là cơ sở của Viện Hàn lâm Ngoại giao Luân Đôn, điểu khiển các khóa học về môn Chính trị Quốc tế và Ngoại giao trong cả hai phân nhánh, tại Luân Đôn và tại Paris, Pháp

Westminster nằm trong danh sách hiệp hội các trường Đại học ở Europe và UK.

Trường nổi tiếng với ngành truyền thông, nghiên cứu về văn hóa

Trường xếp vị trí thứ 2 về chuyên nghành nghệ thuật và thiết kế, thứ 6 chuyên nghành kiến trúc và xây dựng và chuyên nghành nghiên cứu về địa lý và môi trường.


2. Yêu cầu đầu vào du hoc Anh

· Chương trình dự bị Đại Học

- Tốt nghiệp THPT ( hoàn thành chương trình lớp 12)

- Chứng chỉ IELTS

· Chương trình dự bị Thạc Sỹ

- Tốt nghiệp chương trình Đại Học

- Chứng chỉ IELTS

3. Chuyên nghành đào tạo

Chương trình dự bị Đại Học và dự bị Thạc sỹ dành cho sinh viên du hoc Anh các chuyên nghành :

- Kinh doanh

- Luật

- Khoa học xã hội.


HỌC BỔNG BẤT NGỜ CHO NHỮNG BẠN MUỐN ĐI DU HỌC ÚC!

Năm nay, trường UTS: INSEARCH của Úc công bố học bổng trị giá 7,500 AUD - Chương trình Cao đẳng 4 học kỳ cho sinh viên quốc tế muốn theo học tại quốc gia này. Điều kiện xét hoc bong du hoc cũng không quá khó khăn, bạn cần có chứng chỉ IELTS 5.5 và không có kỹ năng nào dưới 5.0 là có thể tham gia xét tuyển. Ngoài học bổng từ UTS, bạn còn được trung tâm StudyLink hỗ trợ ngay 8,000,000 VNĐ  lệ phí visa Úc. Đây là một cơ hội đáng để những bạn muốn đi du học Úc thử sức bản thân mình.

[IMG]/images/news/PR/UTS-insearch3.jpg[/IMG]

Chương trình Cao Đẳng này gồm 4 học kỳ, thay vì 3 học kỳ theo một số chương trình khác. Sinh viên ứng tuyển sẽ bắt đầu học vào tháng 9 năm 2014. Như vậy sinh viên sẽ có thời gian thích nghi nhiều hơn so với sinh viên khác. Khi đi học xa, vấn đề thích ứng là vô cùng quan trọng của sinh viên quốc tế. Bạn cần sinh hoạt vừa theo văn hóa của bản thân mình nhưng cũng phải điều chỉnh phù hợp với văn hóa của nước sở tại từ ngôn ngữ, ẩm thực, thời tiết, trang phục đến lối sinh hoạt. Nếu bạn có nhiều thời gian hơn thì việc thích ứng sẽ trở nên dễ dàng hơn.

Một trong những điểm lợi của Chương trình Cao đẳng này là sinh viên có thể tiết kiệm được 7,500 AUD. Mặc dù, Chương trình này có thêm học kỳ thứ 4 nhưng chi phí học tập vẫn tính như Chương trình 3 học kỳ. Số tiền được tiết kiệm không hề nhỏ đối với một sinh viên quốc tế. Đây cũng là điểm đặc biệt của học bổng này.

Sau khi hoàn thành Chương trình Cao đẳng 4 học kỳ này, bắt đầu vào tháng 9/2014, sinh viên có thể vào thẳng năm 2  Đại học của trường vào năm 2016. Chiếu theo lộ trình bình thường thì sinh viên quốc tế cần tham gia Chương trình Dự bị Đại học sau đó sẽ vào năm 1 của Chương trình Đại học nhưng với học bổng này, bạn có thể tiết kiệm 1 năm thời gian học tập với học phí rẻ hơn nhiều so với 1 năm học Đại học.

UTS:INSEARCH là một cơ sở nổi tiếng về đào tạo liên thông lên Đại học Công nghệ Sydney (UTS)- Top 10 trường ĐH hàng đầu tại Úc. Trường có hơn 3,000 sinh viên quốc tế đến từ 75 quốc gia khác nhau trên thế giới đến đây để chuẩn bị vào đại học. Vì thế, sinh viên theo học trường UTS:INSEARCH sẽ học tập trong môi trường đa văn hóa – một trong những yếu tố ngoại cảnh giúp sinh viên quốc tế rèn luyện kỹ năng giao tiếp Tiếng Anh và cập nhật kiến thức của nhiều văn hóa khác nhau.

[IMG]/images/news/PR/UTS facility.jpg[/IMG]

Ngoài ra, trường còn trang bị cho mỗi sinh viên từ những kiến thức cơ bản của ngành học mình chọn và những kỹ năng cần thiết trong quá trình học tập như kỹ năng giao tiếp và kỹ năng thuyết trình. Qua đó, sinh viên sẽ tự tin hơn trong khi giao tiếp và trình bày ý kiến bản thân trong quá trình học tập. Trường UTS:INSEARCH áp dụng phương pháp khuyến khích sinh viên đặt câu hỏi khi thắc mắc bất kì vấn đề gì trong việc học. Giảng viên không bao giờ cho rằng bạn đang làm phiền họ mà họ rất vui khi bạn chủ động nói ra câu hỏi của mình. Thầy cô trường UTS:INSEARCH luôn săn sàng giúp đỡ sinh viên giải đáp thắc mắc và đào sâu kiến thức của sinh viên hơn.

Nếu bạn muốn biết thêm thông tin chi tiết của học bổng trường UTS:INSEARCH thì bạn hãy liên hệ Trung tâm tư vấn du học StudyLink International.

[I]- 219 bis Nguyễn Thị Minh Khai, quận 1, TP HCM. ĐT: (08) 3 925 6731.[/I]

[I]- 377 Thụy Khuê, quận Tây Hồ, Hà Nội. ĐT: (04) 3 573 9798.[/I]

[I]- 235 Nguyễn Văn Linh, quận Thanh Khê, Đà Nẵng. ĐT: (0511) 3 654 658.[/I]

[I]- Melbourne - Australia : Suite 18, 7-9 Leeds St, Footscray VIC 3011. ĐT: (61 3) 9687 5358.[/I]

[I]- Adelaide - Australia: 1/103 Strangways Tce, North Adelaide, SA 5006. ĐT: (614) 2 200 1721.[/I]

[I]Website: www.studylink.org.[/I]

[I]Facebook: www.facebook.com/studylink.international.[/I]

Du học Mỹ&Canada dễ dàng với các suất học bổng lên tới $40,000 USD

Thông tin mới nhất về hoc bong du hoc năm 2014 du học Mỹ, Anh, Canada... Học bổng toàn phần, học bổng chính phủ. Chia sẻ kinh nghiệm xin học bổng của các bạn du học sinh.




Thứ Sáu, 15 tháng 8, 2014

Canada – Xu hướng du học mới của nhiều du học sinh

Những năm gần đây, Canada đang là điểm đến du học càng được nhiều người quan tâm. Canada có môi trường giáo dục chuyên nghiệp, học là để làm việc.

Hiện nay, với những đáp ứng khá toàn diện về một nền giáo dục chất lượng cao, chi phí hợp lý, môi trường an toàn và yên bình, không khí trong lành đã thu hút khá nhiều học sinh quốc tế đến với Canada – một đất nước hiền hòa với nhiều phong cảnh đẹp. Đây cũng là sự lựa chọn đúng đắn của nhiều du học sinh (DHS) muốn học hỏi, khám phá những điều mới lạ từ một nền giáo dục tiên tiến và cơ hội tự khẳng định mình trên trường quốc tế.

Nhắc đến Canada, phần lớn chúng ta thường liên tưởng đến tiết trời lạnh giá quanh năm. Tuy nhiên, điều đó chưa miêu tả chính xác về đất nước Canada – nơi được mệnh danh là một trong những địa điểm sinh sống tuyệt vời nhất thế giới dựa trên các thành tựu về giáo dục, tuổi thọ trung bình, thu nhập của người dân và chất lượng cuộc sống nói chung (theo xếp hạng của Liên Hiệp Quốc hằng năm).


Canada – Xu hướng du học mới

Nếu như trước đây, phần lớn các bậc phụ huynh và các bạn HS-SV lựa chọn du học tại Mỹ, Anh hoặc Úc để tìm kiếm một nền giáo dục tiên tiến thì những năm gần đây, Canada đang là điểm đến du học ngày càng được nhiều người quan tâm. Đến với Canada, ngoài những lợi thế về môi trường học mang tính thực tiễn cao, chi phí học tập phù hợp, môi trường sống năng động, thân thiện, DHS còn được hưởng những đãi ngộ của chính phủ về chính sách việc làm và định cư sau khi tốt nghiệp.

Khi được hỏi lí do tại sao chọn Canada cho con em mình du học, các phụ huynh cho rằng Canada có môi trường giáo dục chuyên nghiệp, học là để làm việc chứ không đơn thuần là học lý thuyết. Sinh viên (SV) sau khi tốt nghiệp sẽ được phép làm việc trong thời gian 3 năm tại Canada. SV cũng sẽ có nhiều cơ hội kiếm được việc làm trong các công ty lớn, các tập đoàn đa quốc gia ngay tại Canada hoặc tại các nước phát triển khác.

Chi phí đầu tư cho học tập

Bằng cấp Canada được công nhận trên toàn thế giới nên việc sở hữu văn bằng do các trường CĐ-ĐH Canada cấp là một thuận lợi lớn cho các bạn HS-SV. Các bạn có thể dễ dàng theo đuổi các chương trình sau ĐH tại các trường ĐH Canada hay tại các trường ĐH nổi tiếng khác trên thế giới.

Về chi phí, tỉ giá đô la Canada đang có chiều hướng giảm là một lợi thế, giúp các bậc phụ huynh yên tâm hoạch định kế hoạch tài chính ngay từ bây giờ nhằm tiết kiệm chi phí. Đặc biệt, sau khi tốt nghiệp, các em có thể ở lại Canada làm việc với nhiều loại hình công việc đa dạng để tích lũy kinh nghiệm thực tế.

Đời sống văn hóa

Khi đề cập đến một trong những “rào cản” lớn của DHS là môi trường sống cũng như sự khác biệt về văn hóa, nhiều cựu DHS cho rằng Canada là một môi trường học tập đa văn hóa, xã hội an toàn, người dân ở đây thân thiện và cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp. Chính vì vậy, ngày càng có nhiều người nước ngoài chọn du hoc Canada là địa điểm lý tưởng để học tập và làm việc.

LANGARA College – Trường Cao đẳng hàng đầu tại Vancouver, Canada

Sau 40 năm phát triển, ngày nay Langara là một trong những học viện hàng đầu của bang British Columbia với hơn 23.000 SV đăng kí mỗi năm.

Ngày càng nhiều các bạn trẻ Việt Nam mong muốn đến Canada học tập, làm việc và sinh sống lâu dài vì những cơ hội rộng mở mà chính phủ Canada đang dành cho sinh viên (SV) quốc tế trên khắp thế giới. Nhưng đa số các bạn HS-SV Việt Nam không thể vào học thẳng tại các trường Đại học (ĐH) hàng đầu Canada vì sự khác biệt giữa hai nền giáo dục.

Vì điều này, sự lựa chọn tốt nhất do các bạn là theo học tại các trường Cao đẳng (CĐ) công lập uy tín liên thông vào các trường ĐH hàng đầu.Langara College là một trong những trường CĐ tốt nhất dành cho các bạn HS-SV Việt Nam. Cao đẳng Langara đặt tại thành phố Vancouver (bang British Columbia, Canada), một trong những thành phố xinh đẹp và đáng sống nhất trên thế giới.

Trường đặt tại trung tâm thành phố, chỉ cách sân bay quốc tế Vancouver ít phút lái xe, xung quanh là các khu cao ốc và trung tâm mua sắm. Ngoài một vị trí rất thuận lợi, Langara còn đem đến cho SV quốc tế nhiều khóa học tiếng Anh, chuyển tiếp vào các trường ĐH hàng đầu của Canada, Cử nhân đại cương và Cử nhân của một số ngành học.

Ngày nay, Langara là một trong những học viện hàng đầu của bang British Columbia với hơn 23.000 SV đăng kí mỗi năm. Các trường ĐH liên kết của Langara bao gồm ĐH British Columbia (UBC), ĐH Victoria, ĐH Saskatchewan, ĐH York, ĐH Saint Mary’s.


Langara College được thành lập năm 1970, hiện có hơn 1.000 SV quốc tế đến từ Châu Á và Châu Âu. Sau 40 năm phát triển, Langara đã trở thành học viện đào tạo liên kết hàng đầu và là nơi để SV bắt đầu cơ hội được theo học tại các trường ĐH tốt nhất Canada và Hoa Kỳ.

Langara chấp nhận SV quốc tế với tất cả các trình độ tiếng Anh khác nhau. Quy mô lớp học nhỏ đảm bảo sự tiếp cận hỗ trợ trực tiếp từ giáo viên hướng dẫn và sự tham gia tích cực của SV. Đặc biệt, chương trình University Quality Alliance (Liên minh chất lượng ĐH) của Langara mang lại cho SV cơ hội được theo học tiếp tại một số trường ĐH hàng đầu ở Canada.

Tại sao chọn Langara College?

- Langara cung cấp nhiều khóa học chuyển tiếp ĐH hơn bất kỳ chương trình nào khác trong bang.

- Langara là nơi gửi nhiều SV đến học UBC nhất tại Canada và chuyển tiếp nhiều SV đến các học viện nhất tại bang British Columbia.

- Chương trình Langara PLUS cung cấp cho SV quốc tế 4 lĩnh vực đào tạo ngoại khóa chính: kỹ năng học theo nhóm, kỹ năng sống theo nhóm, hoạt động thư giãn, hoạt động giải trí.

- Tọa lạc tại vị trí trung tâm, phía Bắc Langara tiếp giáp với trung tâm Vancouver, phía Nam giáp với sân bay quốc tế Vancouver, phía Tây giáp với ĐH danh tiếng British Columbia và phía Đông giáp với Đại học Simon Fraser; vì vậy bạn có thể dễ dàng tới thăm những địa danh này bằng hệ thống các phương tiện giao thông công cộng thuận lợi.

- Cùng một hệ thống tín chỉ chuyển tiếp nhưng học phí của Langara hợp lí hơn rất nhiều so với các trường ĐH khác.

- 3 học kì quanh năm sẽ mang lại cho SV sự hướng dẫn đầy đủ nhất, vì thế, SV có thể tự xây dựng cho mình kế hoạch học tập 12 tháng thay vì 8 tháng như học ĐH.

- Langara cũng là nơi cung cấp một trong những chương trình Homestay lớn nhất tại Canada và được rất nhiều SV hài lòng về chất lượng.

- SV quốc tế được ưu tiên trong việc đăng kí 3 học kì đầu tiên tại Langara (được đăng kí trước SV bản địa) nhằm giúp họ lựa chọn khóa học thuận tiện nhất cho mình.

- Học phí của Langara 16.500 đô Canada/năm rất phù hợp với SV Việt Nam khi du hoc canada


Những việc làm nào đang tuyển dụng cao tại Canada?

Canada đứng thứ 6 trong 10 quốc gia phồn thịnh và an sinh xã hội tốt nhất thế giới. Bằng cấp tại các trường ở Canada được công nhận là tốt trên toàn thế giới.

Hiện Canada đang thiếu hụt lao động ở các ngành nghề như: y tế, giáo dục, kinh doanh, quản trị nhà hàng khách sạn... Vì thế, những ngành này sẽ ưu tiên xét định cư để thu hút nhân lực nước ngoài. Một trong những vấn đề các du học sinh quan tâm nhất khi quyết định đi du học Canada là cơ hội việc làm và định cư sau khi tốt nghiệp tại đây. Với những chính sách mới về nhập cư và việc làm đối với sinh viên quốc tế gần đây, các bạn trẻ ngày càng có nhiều cơ hội hơn khi có định hướng gắn bó lâu dài với đất nước Bắc Mỹ xinh đẹp này.

Du học sinh quốc tế đến Canada nên tuân theo các quy định về an ninh cũng như cách mà họ vẫn thường làm khi đi đến các quốc gia khác trên thế giới. Các bạn có thể liên hệ với bất kỳ Trung tâm Giáo dục Canada nào để được tư vấn về các vấn đề an toàn cá nhân hoặc có thể tham dự các buổi hướng dẫn về an toàn cá  nhân tại trường khi đến học tại Canada.


Du học Canada và cơ hội việc làm sau tốt nghiệp

Theo luật của chính phủ Canada, kể từ tháng 04/2008, tất cả du học sinh tốt nghiệp chương trình cao đẳng hoặc đại học tại Canada sẽ được ở lại Canada làm việc 3 năm và sẽ có cơ hội ở lại định cư. Hiện nay, những ngành nghề đang có nhu cầu cao tại Canada thuộc các lĩnh vực tài chính, kế toán, bán hàng, công nghệ thông tin và di động, tâm lý, Y tế-sức khỏe, xã hội và xây dựng. Tất cả các ngành nghề yêu cầu trình độ tối thiểu là Cao đẳng, cá biệt có một số ngành đòi hỏi trình độ Thạc sĩ và thông thạo ít nhất một trong 2 ngoại ngữ chính là Anh và Pháp.

Những việc làm nào đang có nhu cầu tuyển dụng cao tại Canada?

Tài chính kế toán, Bán hàng chuyên nghiệp, Công nghệ thông tin,  Dược sĩ, Trợ lý y tá, Điều dưỡng ở các viện dưỡng lão, Quản lý Nhà hàng-Khách sạn, Chuyên viên tư vấn tâm lý xã hội, Kỹ thuật viên y khoa và xét nghiệm, Quản lý nhân sự, Chuyên viên nhân sự, Chuyên viên phục hồi chức năng, Tâm lý, Quản lý xây dựng.

Mức lương tại Canada

Canada đứng thứ 6 trong số 10 quốc gia có mức thu nhập tối thiểu cao nhất thế giới. Phụ thuộc vào từng bang song nói chung mức lương tối thiểu dao động từ 9.3 tới 10.7 đô Canada/giờ. Đây cũng là quốc gia có nền kinh tế toàn cầu hóa và tương hợp rất cao với Mỹ và cũng là quốc gia có chênh lệch thu nhập thuộc loại thấp nhất thế giới.

Ngoài ra, mức lương tại Canada cũng tùy thuộc vào bằng cấp và kinh nghiệm thực tế. Bình quân, một cử nhân đại học với 1 năm kinh nghiệm trở lên có thể thu nhập từ 60.000 đô Canada/năm. Đặc biệt đối với các ngành thuộc lĩnh vực Y khoa-Sức khỏe, mức thu nhập có thể lên đến 100.000 đô Canada/năm. Tất cả các nhân viên chính thức đều được bảo hiểm và đảm bảo quyền lợi.

Cơ hội định cư lâu dài tại Canada

Canada là một nước đa chủng tộc và văn hóa, chính vì vậy môi trường sống ở đây rất thân thiện và cởi mở. Hơn nữa với chính sách mở rộng cửa, Canada đang thực sự là một điểm đến hứa hẹn. Có nhiều phương thức để có thể định cư tại Canada thông qua diện tay nghề, diện đầu tư và du học. Đối với loại hình đầu tư, mục đích cơ bản của chương trình di trú mà chính phủ thiết lập là khuyến khích người nước ngoài có kinh nghiệm kinh doanh đăng ký định cư tại Canada: thu hút nguồn tiền và kinh nghiệm của họ để cống hiến vào sự phát triển kinh tế của Canada, mang cơ hội làm việc tới cho người dân Canada.

Đối với du học sinh, sau khi tốt nghiệp, họ sẽ được phép ở lại làm việc từ 1 tới 3 năm tùy theo từng chương trình học. Sau 2-3 năm kinh nghiệm làm việc, học sinh du học Canada sẽ được phép xin PR để định cư lâu dài tại. Ngoài ra, theo quy định hiện hành tại Canada, kể từ ngày 01/06/2014, SV quốc tế đăng kí học các chương trình sau trung học được làm thêm tối đa 20 giờ/tuần trong suốt thời gian học, vào mùa Hè hoặc các kì nghỉ Đông có thể làm toàn thời gian (full time).

Cải thiện kỹ năng ngôn ngữ của bạn khi đi du học Canada

Nhiều người Canada không được đắm mình trong môi trường của người Pháp và kết quả là, họ quên tiếng Pháp mà chúng ta học được ở trường trung học.

Trong một thế giới mà tiếng Anh ngày càng trở thành ngôn ngữ quốc tế, ngày càng nhiều sinh viên đang học tiếng Anh để giúp cho công việc tốt hơn và có một tương lai an toàn hơn. Hầu hết các sinh viên đầu tiên học tiếng Anh trong các trường học địa phương, nhưng không giúp cải thiện kỹ năng ngôn ngữ hơn ngôn ngữ giao tiếp. Nghiên cứu ở nước ngoài là một cách tuyệt vời để cải thiện kỹ năng ngôn ngữ và đắm mình trong một nền văn hóa mới.

Tại Canada, sinh viên được yêu cầu phải học tiếng Pháp từ lớp 4 hoặc sớm hơn. Tiếng Pháp là bắt buộc cho đến lớp 9, nhiều người ở Canada thừa nhận rằng họ không thể nói tiếng Pháp, mặc dù tính chất song ngữ của biển báo giao thông và phần mềm thương mại.


Vấn đề là nhiều người Canada không được đắm mình trong môi trường của người Pháp và kết quả là, chúng ta quên tiếng Pháp mà chúng ta học được ở trường trung học. Khi có tuổi, chúng ta nhận ra rằng học tiếng Pháp có thể giúp công việc ở Canada và ở nước ngoài triển vọng hơn.

Học một ngôn ngữ không đến một cách tự nhiên hoặc dễ dàng cho tất cả mọi người, nhưng nó luôn luôn có thể phát triển kỹ năng của chúng tôi. Được đắm mình trong một ngôn ngữ có nghĩa được đắm mình trong một nền văn hóa cụ thể. Tham gia một lớp ngôn ngữ trong một đất nước mà tiếng mẹ đẻ không phải là ngôn ngữ chính thức là rất quan trọng để mài lên các ngôn ngữ mà bạn muốn học.

Nó có thể là một cách tốt để gặp gỡ những người mới, những người đang ở trong những tình huống tương tự như bạn. Có nhiều cấp độ tiếng Anh bao gồm cả người mới bắt đầu, đàm thoại, doanh nghiệp, trung cấp và cao cấp. Những lớp học có thể được thực hiện tại trường đại học của bạn hoặc tại một trường ngôn ngữ địa phương mà bạn muốn học.

Kết bạn với người bản ngữ là rất quan trọng để cải thiện tiếng Anh của bạn. Không chỉ làm bạn nhận về tiếng lóng hay ngôn ngữ địa phương, nhưng đó là một cách tuyệt vời để gặp gỡ những người mới trong lớp học của bạn, các câu lạc bộ trường học hoặc trong xã hội. Có lẽ bạn có thể chọn ở lại với gia đình bản xứ trong thời gian ở nước ngoài. Ngay cả một sự tương tác nhỏ có thể làm cho một sự khác biệt lớn và có thể giúp tăng sự tự tin của bạn.

Tham gia câu lạc bộ trường học hoặc nhóm là một cách tuyệt vời để gặp gỡ sinh viên và rất nhiều quyền lợi tự nhiên cho nhiều sinh viên nước ngoài. Các trường đại học có các câu lạc bộ sinh viên quốc tế nơi bạn có thể gặp gỡ sinh viên mới để trò chuyện với. Các ngôn ngữ chính để nói chuyện là khóa học tiếng Anh, như được hiểu bởi tất cả các sinh viên quốc tế.

Điều quan trọng là di chuyển ra khỏi phương pháp sách giáo khoa trung tâm của việc học một ngôn ngữ. Trao đổi với người dân địa phương và sinh viên quốc tế chắc chắn sẽ nâng cao kỹ năng nói của bạn. Tìm một gia sư hoặc một đối tác là một cách khác để thực hành tiếng Anh của bạn. Trong trường đại học, nhiều sinh viên tình nguyện địa phương có thể giúp bạn tìm những dịch vụ này, nhưng bạn có thể tìm thấy các địa phương khác thông qua các quảng cáo, trung tâm ngoại ngữ...

Học một ngôn ngữ nước ngoài là cách tốt nhất để học và thực hành cùng một lúc khi du hoc canada. Thực hành hàng ngày, và cách tiếp cận đàm thoại là rất quan trọng để cải thiện tiếng Anh của bạn. Giống như một nhạc cụ, một vũ điệu, hay một vở kịch sân khấu, có thể không có cải thiện, trừ khi bạn thực hành.