Thứ Sáu, 26 tháng 9, 2014

Ngành nào tại Canada được ở lại định cư cao nhất?

Du học ngoài vấn đề chọn trường ngành học thì cơ hội việc làm sau khi ra trường cũng thu hút được sự quan tâm của hầu hết các bạn sinh viên, đặc biệt là định cư.

Theo dự báo Canada đến 2016 chênh lệch giữa đào tạo và nhu cầu tuyển dụng lên tới 1,5 triệu người, những ngành nghề đang thiếu hụt này sẽ được ưu tiên trong xét định cư tại Canada để thu hút lao động nước ngoài.

Du học ngoài vấn đề chọn trường ngành học thì cơ hội việc làm sau khi ra trường cũng thu hút được sự quan tâm của hầu hết các bạn sinh viên, và đặc biệt là cơ hội được ở lại định cư tại quốc gia đó sau khi học xong. Và Canada là quốc gia được khá nhiều bạn trẻ lựa chọn làm điểm đến du học bởi 2 lý do trên.

Hiện tại, Canada đang đối mặt với tình trạng mất công đối trong trong đào tạo và việc làm. Theo dự báo đến 2016 chênh lệch giữa đào tạo và nhu cầu tuyển dụng lên tới 1,5 triệu người. Chính vì vậy những ngành nghề đang thiếu hụt này sẽ được ưu tiên trong xét định cư tại Canada để thu hút lao động nước ngoài.


Nhằm bù đắp nhân lực cho nền kinh tế chính phủ đã đưa các nghề nghiệp ưu tiên khi xét định cư. Gồm có 3 nhóm nghề nghiệp chính là:

1. Quản trị viên có trình độ đại học trở nên. (nhóm NOC 0)

2. Chuyên gia có trình độ đại học.(nhóm NOC A)

3. Nhân viên lành nghề có trình độ cao đẳng hoặc trường nghề. (nhóm NOC B)

Trình độ tối thiểu để có thể làm việc cũng như có được cơ hội định cư là tốt nghiệp cao đẳng hoặc trường nghề. Vì vậy việc lựa chọn được một chuyên ngành và ngôi trường phù hợp là điều bắt buộc để có thể ở lại làm việc tại Canada. Xét theo danh mục ngành nghề trên, các ngành học được lựa chọn nhiều và thích hợp với sinh viên Việt Nam thường là:

1. Kinh doanh, tài chính và quản trị.

2. Khoa học tự nhiên và khoa học ứng dụng.

3. Y tế

4. Giáo dục, luật, hành chính.

Thêm vào đó, để có thể lựa chọn ngành học phù hợp nhất cho mình, du học sinh có thể tham gia một chuyến du lịch hoặc kỳ học anh văn ngắn hạn tại Canada để có cái nhìn thực tế hơn về tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội nơi đây.

Để có thể ở lại Canada làm việc, du học sinh không chỉ cần trau dồi kiến thức mà còn phải rèn luyện các kỹ năng của bản thân. Làm thêm và tham gia hoạt động ngoại khóa là hình thức rèn luyện được nhiều sinh viên lựa chọn.

Làm thêm và hoặt động ngoại khóa không chỉ giúp cho sinh viên có được thu nhập, mà còn rèn luyện bản thân và giúp sinh viên có cái nhìn khách quan. Đồng thời, làm thêm là cơ hội để sinh viên trau dồi kỹ năng làm việc, cải thiện tiếng anh, mở rộng các mối quan hệ và khả năng giao tiếp của mình.

Rita Nguyễn - Một sinh viên du hoc Canada chia sẻ về kinh nghiệm làm thêm của mình trong quá trình học: “Tôi học được nhiều bài học lớp mà trong lớp không dậy. Tôi làm việc cho một chủ rất vui vẻ và dễ gần nhưng lại cực kỳ khắt khe khi tôi phạm một sai làm nào đó. Tất cả công việc của tôi đều phải đúng giờ, đúng việc và có kế hoạch từ trước. Trong thời gian đầu tôi có gặp một chút khó khăn để hiểu được tất cả các đều mà ông chủ nói nhưng đó chỉ là một chút thử thách nhỏ. Điều mà tôi học được nhiều nhất chính là tác phong làm việc rất chuyên nghiệp tại đây dù là những chuyện rất nhỏ. Đi làm thêm đã cho tôi được nhiều bài học bổ ích và giúp tôi sẵn sàng cho công việc sau này”.

Thứ Tư, 17 tháng 9, 2014

Canada – Thiên đường học tập cho du học sinh quốc tế

Canada đặc biệt nhấn mạnh sự chào đón sinh viên quốc tế du học đến Canada để được học tập, trải nghiệm và tiếp tục ở lại làm việc, đóng góp cho nền kinh tế.

Người dân Canada chỉ cung ứng được tối đa 70% nhu cầu trong tổng số 6.5 triệu lao động mà nước này cần tính đến 2020. Do đó, chính phủ Canada đang đưa ra hàng loạt chính sách hấp dẫn để thu hút du học sinh quốc tế ở lại làm việc tại đây

tư vấn du hoc canada

Canada – Quốc gia có nền kinh tế thịnh vượng và linh hoạt nhất thế giới

Không những tự hào vì có được các thắng cảnh tự nhiên tuyệt đẹp và diện tích rộng lớn thứ 2 thế giới, Canada còn là một trong các cường quốc công nghiệp với sự phát triển vượt bậc về kinh tế và sở hữu hệ thống chính trị, thương mại, văn hóa cùng cơ sở vật chất hàng đầu.

Về kinh tế, Canada không chỉ là một trong mười quốc gia hàng đầu trong công nghiệp sản xuất mà còn là một cường quốc kỹ thuật tiên tiến và công nghiệp dịch vụ với 3/4 dân số làm việc trong lĩnh vực này. Với nền kinh tế tri thức cùng sự đa dạng về ngành nghề, kinh tế của Canada không ngừng lớn mạnh nhờ việc ứng dụng kỹ thuật cao cũng như không còn phụ thuộc vào nhiều vào tài nguyên thiên nhiên như trước đây.

Trải qua khủng hoảng kinh tế, Canada được biết đến như một quốc gia kiểu mẫu về sự linh hoạt và nhanh nhạy, vượt lên đầu sóng để tiến nhanh hơn. Quốc gia này khiến thế giới nể phục vì giữ mức tăng trưởng GDP ổn định 2%/năm, GDP năm 2013 cán mốc 1,825 nghìn tỷ USD, GDP bình quân đầu người ở mức 51,990 USD thuộc hàng top toàn cầu. Kinh tế Canada vẫn tiếp tục phát triển bền vững với tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất nhóm G7, lãi suất thấp kỷ lục giữ vững từ năm 1990 đến năm 2014 là 6.1%, tỷ lệ lạm phát ổn định và được kiểm soát ở mức thấp nhất.

Thị trường lao động Canada – niềm mơ ước của các quốc gia và người lao động

Vào tháng 7 năm 2009, mặc dù môi trường kinh tế toàn cầu chưa phục hồi nhưng nền kinh tế Canada đã mở rộng với tốc độ vượt trội so với G7 và thị trường lao động đã bắt nhịp nhanh chóng với hơn 1,6 triệu việc làm mới. Hơn nữa nhóm lao động có mức lương cao, tay nghề cao, công việc toàn thời gian và trong lĩnh vực tư nhân đã trở thành các nguồn chính trong việc tạo công ăn việc làm trong suốt quá trình phục hồi nền kinh tế. Đây là minh chứng thuyết phục nhất cho một nền kinh tế thống nhất theo quản lý của chính phủ nhưng đầy linh hoạt và mềm dẻo để phát triển mạnh mẽ khu vực kinh tế tư nhân.

Nếu tính cả lao động part-time, có đến 76% dân số Canada tham gia vào thị trường lao động (với độ tuổi từ 15-74) và là cao nhất trong G7. Trong đó đến hơn 70% số người lao động hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ, kế đến là các lĩnh vực như sản xuất, xây dựng, công nghiệp, nông nghiệp…

Dựa vào hàng loạt các chính sách hấp dẫn và đầu tư mạnh mẽ để hướng tới thị trường lao động chất lượng cao, Canada được xem là điển hình về sự minh bạch trong hệ thống việc làm và sự kết nối tuyệt vời giữa đào tạo và nhu cầu tương lai của nền kinh tế; giữa người lao động với thông tin tuyển dụng và nhà tuyển dụng. Với tất cả những nỗ lực đó, Canada đã xác định được chi tiết về số lượng lao động cần thiết trong vòng 10 năm thậm chí 20 năm, dự đoán khả năng đáp ứng của người dân Canada và tính ra sự thiếu hụt cần có giải pháp để bù đắp phục vụ phát triển kinh tế. Nếu chỉ tính lao động full-time, giai đoạn 2011 – 2020 Canada cần tới 6.5 triệu lao động mới và 2/3 số lao động này tập trung tại nhóm có kỹ năng cao, yêu cầu tốt nghiệp cao đẳng, đại học. Trong lúc đó, người Canada chỉ đáp ứng được tối đa là 70%, 30% lao động còn lại được định hướng mạnh mẽ vào việc thu hút sinh viên quốc tế học tập và ở lại nơi đây.

du hoc canada

Canada – Thiên đường để học tập, làm việc và định cư cho du học sinh quốc tế

Nếu như Úc, Anh, Mỹ, Singapore…thu hút sinh viên quốc tế để phát triển xuất khẩu dịch vụ giáo dục thì Canada lại đặc biệt nhấn mạnh sự chào đón sinh viên quốc tế đến đây để được học tập, trải nghiệm và tiếp tục ở lại làm việc, đóng góp cho nền kinh tế. Điều này thể hiện mạnh mẽ trong hàng loạt chính sách khuyến khích của chính phủ gồm có:

Thứ nhất: Chính phủ Canada hỗ trợ tài chính lớn cho giáo dục, dẫn đến học phí và chi phí sinh hoạt của du học sinh thấp hơn hẳn các nước khác. Được biết đến là nước chi cho giáo dục lớn nhất G7, chính phủ Canada dành tới 5.2% GDP để đầu tư đào tạo nguồn nhân lực, các nguồn chi từ người dân cũng chiếm 1.8 % GDP. Quốc gia này xem giáo dục là sự đầu tư lớn lao để phục vụ phát triển nền kinh tế. Chi phí học tập trung bình mỗi năm của du học sinh tại Canada chỉ 20,000 CAD (tương đương 400 triệu VNĐ), rẻ hơn rất nhiều so với Anh 20,000 GBP (tương đương 700 triệu VNĐ), Úc 40,000 AUD (tương đương 800 triệu VNĐ)…

Thứ hai: Chính phủ công bố minh bạch các ngành nghề cần lao động nước ngoài tại Canada cũng như các tỉnh bang và vùng lãnh thổ. Thậm chí thông tin rõ ràng về mô tả công việc, trình độ đào tạo cần thiết và gợi ý cả cơ sở đào tạo mà du học sinh nên theo học. Sự quy hoạch mang tính hệ thống các chương trình đào tạo và cấp độ để đảm bảo cơ hội việc làm sau tốt nghiệp cho sinh viên là cao nhất, giảm lãng phí chi phí đào tạo đến mức tối thiểu.

Thứ ba: Chính phủ ngày càng cải tiến về quy trình cấp xét visa. Đặc biệt từ 01/06/2014 sinh viên quốc tế không cần phải chờ sau 6 tháng mới được cấp work permit mà được cấp tự động ngay khi nhận visa sinh viên. Đây là động thái tích cực nhất thể hiện mong muốn sinh viên quốc tế tham gia sớm hơn và có điều kiện hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế trong quá trình học tập, tạo tiền đề vững chắc về kinh nghiệm để chính thức tham gia thị trường lao động Canada trong tương lai. Chính phủ cho phép sinh viên làm thêm 20h/tuần trong thời gian học và toàn thời gian trong thời gian nghỉ. Thêm vào đó, các cơ sở đào tạo tăng cường nhiều các chương trình thực tập (internship) hoặc thực tập hưởng lương (co-op). Đây không những là một giải pháp nâng cao trình độ cho sinh viên quốc tế mà còn là biện pháp ngắn hạn và tức thời cho thị trường lao động part-time có nhu cầu rất cao tại Canada.

Thứ tư: Chính phủ Canada cho phép sinh viên quốc tế du hoc canada thuộc các chương trình cao đẳng trở lên được ở lại từ 1-3 năm để tìm kiếm việc làm sau tốt nghiệp. Sau khi có việc làm full-time từ 6 tháng đến 1 năm, sinh viên quốc tế có thể nộp hồ sơ xin định cư tại Canada và hưởng nhiều phúc lợi từ chính phủ nước này.

Thứ năm: Ngoài chính sách khuyến khích chung của Canada, mỗi tỉnh bang lại có các chính sách riêng để thu hút sinh viên quốc tế đến làm việc như miễn bảo hiểm y tế và hoàn trả học phí lên tới 60% tại Manitoba và Saskatchewan, miễn thuế tỉnh bang tại Alberta…

Thứ Ba, 16 tháng 9, 2014

Bằng cấp của Canada có công nhận trên toàn thế giới không?

Những câu hỏi được quan tâm hàng đầu tại các hội thảo tư vấn du học Canada. Bằng cấp đại học của Canada có được công nhận trên toàn thế giới không?

Canada hiện là điểm đến mơ ước của rất nhiều du học sinh bởi chất lượng giáo dục cũng như điều kiện sống. Nếu bạn đang ấp ủ mong muốn được tới quốc gia này, đừng bỏ qua 9 câu hỏi nên khai thác tại các hội thảo tư vấn du học.

Đối với các bạn trẻ, mong muốn được ra nước ngoài học hỏi kiến thức là điều rất chính đáng. Song không ít người khi tìm hiểu thông tin về du học chỉ quan tâm đến học phí mà không biết rằng: học phí chỉ là một phần. Chi phí sinh hoạt, ăn ở, bảo hiểm... mới là điều đáng lo ngại.

Trên thực tế, đã có những trường hợp du học sinh nhận được học bổng du học 100%, nhưng sang đến nơi đành phải bỏ cuộc vì không thể chi trả cho các khoản chi phí đắt đỏ khác.


Do vậy, khi đến dự các hội thảo tư vấn du học, bạn cần chuẩn bị sẵn danh sách các câu cần hỏi để thu thập đủ thông tin cần thiết, nhất là những thông tin chưa được thể hiện trong tài liệu giới thiệu về trường.

Dưới đây là top những câu hỏi đã được rất nhiều học sinh cũng như phụ huynh đặt ra tại các hội thảo tư vấn du học.

1. Du học sinh muốn sang Canada theo học các chương trình Trung học, Cao đẳng, Đại học cần phải có điểm trung bình là bao nhiêu?

Việc yêu cầu điểm số đầu vào của du học sinh còn tùy thuộc vào từng trường và từng tỉnh bang. Tuy nhiên, để có cơ hội được nhận vào trường, các bạn nên chuẩn bị số điểm như sau:

• Trung học: Điểm trung bình các môn trong 2 năm học gần nhất từ 6.5 trở lên.

• Cao đẳng: Điểm trung bình các môn trong 3 năm học gần nhất từ 6.5 trở lên.

• Đại học: Điểm trung bình các môn trong 3 năm học gần nhất từ 7.0 trở lên (một số trường còn yêu cầu GPA từ 8.8 trở lên).

2. Các trường tại Canada yêu cầu điểm tiếng Anh đầu vào đối với các bậc học như thế nào?

Ở bậc Trung học, các trường Canada không đòi hỏi văn bằng tiếng Anh đối với du học sinh, nhưng phần lớn các em có trình độ tiếng Anh khá sẽ vượt trội hơn các bạn khác. Khi sang Canada các em sẽ tham dự buổi kiểm tra toán và anh văn để phân loại trình độ và xếp lớp.

Ở bậc Cao đẳng, Đại học và sau Đại học bắt buộc du học sinh phải có bằng Anh văn quốc tế là TOEFL hoặc IELTS. Song tùy vào mỗi trường sẽ có những yêu cầu cụ thể về số điểm.

Bạn có thể tham khảo mức điểm được áp dụng phổ biến ở các trường tại Canada hiện nay:

• Trung học: Chưa yêu cầu văn bằng Anh văn quốc tế

• Cao đẳng: IELTS 6.0 trở lên (không kỹ năng nào dưới 5.5); TOEFL > 71

• Đại học: IELTS 6.5 trở lên (không kỹ năng nào dưới 6.0); TOEFL > 90

Trong trường hợp, học sinh không thể thi lấy bằng Anh văn tại Việt Nam có thể sang Canada tham dự khóa tiếng Anh (ESL), 1 năm sau mới vào học khóa chính thức tại trường.

Tuy nhiên, để tiết kiệm thời gian và chi phí cho những khóa tiếng Anh tại Canada, các bạn nên chuẩn bị điểm số tiếng Anh trước khi nộp đơn xin nhập học.

3. Hệ thống giáo dục tại Canada có giống tại Việt Nam và quốc gia này có chấp nhận du học sinh nhỏ tuổi hay không?

Hệ thống giáo dục Canada cũng tương tự như Việt Nam, có các cấp học từ Tiểu học, Trung học, Cao đẳng, Đại học và sau Đại học như: Cao học, Thạc sỹ, Tiến sỹ. Hầu hết các trường ở Canada đều là trường tổng hợp nên sẽ đáp ứng được tất cả các ngành nghề mà du học sinh quốc tế muốn theo học.
Hiện Canada chào đón tất cả du học sinh trên toàn thế giới. Tuy nhiên, đối với học sinh tiểu học từ lớp 6 trở xuống, phải có cha mẹ đi cùng là điều bắt buộc.

4. Bằng cấp của Canada có công nhận trên toàn thế giới không?

Các văn bằng, chứng chỉ và bằng cấp của Canada đều được công nhận trên toàn thế giới. Vì vậy, các du học sinh sẽ dễ dàng trong việc học chuyển tiếp cũng như xin việc làm ở các quốc gia khác ngoài Canada.

5. Thời gian học để lấy bằng tại Canada là bao lâu và mức học phí của các trường như thế nào?

Điều này còn tùy vào chương trình, ngành học và kế hoạch học tập của bạn. Thông thường hệ Cao đẳng mất từ 2- 3 năm, Đại học từ 3- 4 năm. Bên cạnh đó, cũng có các khóa học từ 1,5 – 2 năm tùy theo từng ngành.

Chi phí học tập ở Canada không quá đắt đỏ. Ở cấp Trung học vào khoảng 13.000 CAN; Cao đẳng từ 11.000- 12.000 CAN; Đại học 15.000- 18.000 CAN. Mức chi phí học tập này có thể thay đổi theo từng thời điểm.

6. Muốn sang Canada du học có thể xin học bổng không?

Học bổng đầu vào của các trường Canada rất ít, thường các bạn sẽ giành được học bổng khi đã học tại trường một năm. Ngoài ra, đối với bậc Thạc sỹ, các bạn có liên hệ chương trình học bổng 322 (911) của Bộ Giáo dục Đào tạo Việt Nam để tìm hiểu và đăng ký thi để nhận học bổng từ chương trình này.

7. Du học sinh có thể đi làm trong lúc học không? Sau khi tốt nghiệp có thể ở lại Canada làm việc trong bao lâu?

Du học sinh bậc Cao đắng, Đại học có thể đi làm trong thời gian học chính thức là 20giờ/tuần. Còn bậc Trung học thì không được phép đi làm.

Từ tháng 4/2008, chính sách mới của chính phủ Canada đã cho phép du học sinh sau khi tốt nghiệp chương trình Cao đẳng hoặc Đại học được ở lại làm việc 3 năm không phân biệt tỉnh bang. Các chương trình khác, thời gian học bao lâu bạn được ở lại bấy nhiêu.

8. Khi đến Canada, du học sinh sẽ ăn ở tại đâu, chất lượng như thế nào?

Các bạn có thể lựa chọn sống tại ký túc xá của trường. Tuy nhiên, do số lượng hạn chế nên bạn cần phải đăng ký sớm. Du học sinh cũng có thể sống tại gia đình người bản xứ. Chương trình này giúp các bạn cải thiện ngôn ngữ nhanh chóng cũng như cơ hội tìm hiểu về văn hóa Canada và kết bạn với người dân địa phương. Bạn cũng có thể ở nhà người quen hay cùng các bạn khác thuê nhà riêng để ở. Hình thức này thích hợp với các bạn lớn tuổi và có tính tự lập cao.

9. Các du học sinh Việt Nam thường gặp những khó khăn nào khi du học tại Canada?

Khi mới sang Canada, du học sinh Việt Nam thường gặp khó khăn do chưa quen với thời tiết và múi giờ. Bên cạnh đó, khác biệt về ngôn ngữ cũng là rào cản rất lớn đối với các bạn mới. Tuy nhiên, tình hình sẽ dần cải thiện và thời gian nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào tính thích nghi và sự cố gắng của từng người.

Như vậy, khi có nhu cầu được tư vấn du hoc canada , bạn có thể tham khảo những câu hỏi trên. Nếu vẫn chưa thấy hài lòng, đừng ngần ngại hãy tự đặt những câu hỏi của riêng mình đối với đại diện của các trường. Khi chưa thấy thực sự thỏa mãn với các nhu cầu của mình, bạn đừng vội quyết định, vì còn rất nhiều hội thảo du học khác đang chờ bạn.

Chúc bạn sẽ sớm lựa chọn được ngôi trường phù hợp nhất!

Thứ Năm, 11 tháng 9, 2014

Đặng Thu Thảo “từ chối” thi hoa hậu quốc tế để ưu tiên học tập !!!

Trao đổi với Dân trí, Đặng Thu Thảo cho biết, “Đúng như những chia sẻ từ đại diện ban tổ chức Hoa hậu Việt Nam, Thảo đang muốn ưu tiên cho việc học của mình.

Trước đó, trong một bài phỏng vấn xung quanh cuộc thi Hoa hậu Việt Nam năm nay, ông Lê Xuân Sơn - Tổng biên tập báo Tiền Phong  - đơn vị tổ chức cuộc thi này có trả lời cho câu hỏi về việc từ chối thi quốc tế của đương kim hoa hậu Việt Nam Đặng Thu Thảo. Ông Sơn cho biết, hầu hết các hoa hậu và á hậu Việt Nam đều nhận được lời mời tham gia các cuộc thi quốc tế uy tín. Tuy nhiên, việc đồng ý hay từ chối là phụ thuộc vào nguyện vọng và hoàn cảnh của từng cá nhân.

Riêng với trường hợp của Đặng Thu Thảo, ông Sơn cũng chia sẻ, cá nhân ông đã tiếp một vị đại diện đơn vị đưa thí sinh đi thi của một trong hai cuộc thi lớn là Hoa hậu thế giới và Hoa hậu hoàn vũ, để có sự tác động đến việc đi thi quốc tế của Đặng Thu Thảo. Tuy nhiên, thời gian này Thu Thảo muốn ưu tiên cho việc học và chưa muốn thử sức với các đấu trường này.

Trước khi du học, Đặng Thu Thảo muốn tranh thủ tham gia các hoạt động xã hội nhiều hơn.

 Đặng Thu Thảo từ chối thi quốc tế để tập trung việc trong học.

Trao đổi với Dân trí, Đặng Thu Thảo cho biết, “Đúng như những chia sẻ từ đại diện ban tổ chức Hoa hậu Việt Nam, Thảo đang muốn ưu tiên cho việc học hiện tại của mình. Vì Thảo đang chuẩn bị hoàn thành bậc cao đẳng và liên thông lên Đại học quốc tế trong năm tiếp theo. Hơn nữa, trong tương lai Thảo cũng lên kế hoạch cho việc du học nên Thảo đang cố gắng tập trung tốt nhất cho việc trau dồi kiến thức của mình”.

“Tuy nhiên, trước mắt Thảo cần phải tốt nghiệp đại học và trong vòng ít nhất 2 năm nữa thì kế hoạch du học mới có thể thực hiện. Cũng chính vì vậy mà Thảo muốn tranh thủ trong khoảng thời gian 2 năm này để tham gia thật nhiều các hoạt động xã hội, đặc biệt là các quỹ từ thiện mà Thảo đang đảm trách vai trò đại sứ”, đương kim hoa hậu Việt Nam giãy bày.

Là một hoa hậu đại diện cho nhan sắc Việt thế hệ 9X, Đặng Thu Thảo cũng nhận thức rằng, “Thảo nghĩ mình còn trẻ nên việc đi nhiều sẽ càng học thêm nhiều điều hay. Nhất là kiến thức đối với con người thì lại càng vô hạn nên được đi ra ngoài để học hỏi và trải nghiệm, luôn là mong ước ấp ủ từ lâu của Thảo”.

Ngoài ra, Hoa hậu Việt Nam 2012 cũng không quên gửi lời cảm ơn chân thành đến những người đã luôn dành tình cảm và sự tin tưởng cho mình trong suốt thời gian qua. Đó cũng là động lực giúp cô phấn đấu và thực hiện tốt vai trò của một đương kim hoa hậu, còn việc đi thi quốc tế sẽ còn phụ thuộc vào việc học và cái duyên trong tương lai.

Trước khi du học, Đặng Thu Thảo muốn tranh thủ tham gia các hoạt động xã hội nhiều hơn.

Trước khi đi du hoc canada , Đặng Thu Thảo tranh thủ tham gia các hoạt động xã hội.

Bước ra từ cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2012 với danh hiệu cao nhất, Đặng Thu Thảo được xem là một trong những hoa hậu chiếm được tình cảm của số đông công chúng. Với vẻ đẹp dịu dàng, tự nhiên của người con gái miền Tây, cùng việc tích cực tham gia các hoạt động từ thiện xã hội, Đặng Thu Thảo đã xây dựng hình ảnh đẹp của mình trong suốt hai năm đương nhiệm. Cô cũng được xem là một trong những người đẹp kín tiếng và hiếm scandal của showbiz Việt.

Trong số những hoa hậu Việt Nam gần đây, ngoài Đặng Thu Thảo thì hoa hậu Ngọc Hân cũng từng từ chối tham dự các cuộc thi quốc tế vì nhiều lý do khác nhau. Tuy nhiên, cả hai hoa hậu đều giành được thiện cảm từ người hâm mộ bởi sự hoàn thiện mỗi ngày về cả nhan sắc lẫn các hoạt động xã hội hiệu quả mà cả hai đã và đang thực hiện.

Được biết, cuộc thi Hoa hậu Việt Nam sẽ diễn ra vòng chung kết vào cuối năm nay tại đảo Phú Quốc. Thông tin từ đại diện ban tổ chức thì đương kim hoa hậu Việt Nam Đặng Thu Thảo theo truyền thống, sẽ vẫn là người đồng hành và tham gia vào thành phần ban giám khảo của cuộc thi. Ngày 6/12/2014, Đặng Thu Thảo sẽ chính thức trao lại vương miện cho người đẹp kế nhiệm ngôi vị hoa hậu của mình.

Thứ Sáu, 5 tháng 9, 2014

Bất đồng xung quanh đề tài: “Du học xong, nên ở hay nên về?”


“Du học xong, ở hay về? – quyết định này đôi khi không chỉ là lựa chọn của riêng bản thân người du học. Câu chuyện này không phải đơn giản cứ muốn là được.

Những ngày qua, khi cư dân mạng nảy sinh những bất đồng xung quanh đề tài “du học xong, nên ở hay nên về?” – hệ quả từ chính câu chuyện 13 bạn trẻ tài năng của Đường lên đỉnh Olympia được gửi sang học tập ở Úc và chỉ có một bạn quay trở về Việt Nam, bản thân tôi cũng muốn nêu lên ý kiến của mình nên quyết định gửi thư cho ban biên tập. Đây chỉ đơn giản là những quan điểm cá nhân, hi vọng nhận được sự chia sẻ của mọi người.

Tôi là một người trẻ, và thú thật là chưa bao giờ tự hỏi mình có yêu nước hay không? Đừng nghĩ tôi không yêu dân tộc, yêu đồng bào, chỉ là tôi nghĩ cái tình yêu đó cũng thân thuộc như yêu gia đình, yêu những người ruột thịt, phải đặt vào biến cố mới bộc lộ ra. Nên đừng vội vàng phán một câu “du học xong ở lại là không yêu nước”, kể cả 13 bạn Olympia trên kia.

 Chưa nói đến gia đình, tình cảm, ràng buộc về mặt tinh thần. Nó còn là cái mục tiêu được thiết lập từ đầu khi bạn xách vali chào người thân lên đường sang ngoại quốc. Bạn được bố mẹ chu cấp tiền hoàn toàn để ra nước ngoài, cũng là du học như ai. Nhưng chỉ để thỏa mãn cái ước ao “nhà có người đi đây đi đó”, những gì bạn muốn dừng lại ở việc được đến một nơi khác, gặp được người này người kia, vấn đề học tập không hề bị đè nặng, thì về hay ở có liên quan đến yêu nước hay không?


Bạn lên đường du học, với kế hoạch định cư luôn ở bên kia. Bạn lên đường du học, để kiếm kiến thức bổ trợ cho ngành mình theo đuổi, sớm muộn cũng trở về. Mục tiêu mới là điều tiên quyết. Và cái quan trọng không kém, chính là điều kiện khách quan ở ngay cái môi trường bạn chọn để sinh sống sau này. Có phù hợp không? Có xác đáng với mục tiêu ban đầu không? Và quan trọng nhất, bạn có tồn tại được không?

Sống ở một nơi xa lạ hoàn toàn không dễ! Cũng là ăn, là chơi, là ngủ, là học hành cả đấy, nhưng cái cố gắng chắc chắn phải gấp nhiều lần những người đang ở một nơi gần gũi và thân thuộc hơn. Phấn đấu để khẳng định mình đã là một vấn đề rồi, mà không phải là trong một môi trường bình thường, nó là một môi trường tiến bộ hơn, hiện đại hơn, văn minh hơn. Những người chọn ở lại, có nghĩa là họ dũng cảm đương đầu với những khó khăn và trở ngại đó. Cũng có thể vì may mắn hơn. Cũng có thể ở đó tốt hơn với họ. Sao những người ngoài cuộc, phải đưa chuyện về hay ở ra để đánh giá họ như này?

Và những người về Việt Nam, không nói đến chuyện họ yêu tổ quốc hay không, hay quyết định ngay từ lúc đầu của họ là thế. Nhưng sao không nghĩ đến trường hợp, họ cũng muốn ở lại, nhưng trình độ không thể đáp ứng, bản thân không đấu tranh được để vươn lên, và may mắn chưa mỉm cười? Tôi nói thế là để minh chứng cho việc, về hay ở, không phải chuyện để chúng ta bàn tán, và lại càng không nên đề cập nó cạnh vấn đề tinh thần dân tộc vốn đã nhạy cảm từ trước đến nay. Đó là cuộc đời họ, có thế thôi!

Còn chuyện lương thưởng, tài chính, dĩ nhiên rồi, Việt Nam là một nước đang phát triển. Sẽ có một sự chênh lệnh khá lớn về mọi mặt khi đặt lên cân. Bao nhiêu người trở về nhưng chỉ đảm đương một công việc “không đúng năng lực”. Không phải vì người ta không giỏi, chỉ là môi trường chưa lý tưởng để phát triển hết khả năng. Làm một công việc không thỏa mãn vì lương không cao, rồi cảm thấy bản thân bị dư thừa do không phù hợp với môi trường hiện tại. Tiền không có. Tâm cũng không yên. Ai sẽ đền bù cho họ đây?




Tôi có anh bạn đi du học ngành “Lý luận mỹ thuật” ở Ý, ngày trở về mang theo bao nhiêu tham vọng và hoài bão sẽ làm nọ làm kia, gây dựng cái này cái khác. Nhưng chưa đầy một năm, bạn tôi vỡ mộng vì không thể chạy theo nghệ thuật ở một xã hội chưa coi trọng đầu tư và thực sự cởi mở với nghề. Thế là tan tành ước vọng! Giờ, nó đi dạy vẽ ở trung tâm, thì thoảng làm gia sư cho những người đi làm cần học tiếng gấp. Thu nhập cũng “nghệ thuật” theo, bố mẹ cũng đành chấp nhận thằng con trai du học canada về nhưng lương còn không bằng những người học hành trong nước. Đến phụ giúp gia đình, chăm lo cho bố mẹ mình chưa được, thì nghĩ xa xôi gì đến tổ quốc, đến đồng bào đây?